In trang này
Tổ chức lễ cưới ở chùa
Cập nhật ngày: 8/30/2020 8:26:55 AM

Lễ cưới ở chùa được gọi là lễ Hằng Thuận. Đây là nghi lễ hôn nhân được tổ chức tại chùa (hay các tự viện Phật giáo). Nhiều nguồn tư liệu cho rằng, người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 – 1940), quê ở Hải Dương.

Những lưu ý khi tổ chức Lễ Hằng Thuận tại chùa

Một đám cưới ở tư gia, nhà hàng, khách sạn… thì đa phần mọi người đều đã tham gia, nhưng một đám cưới ở chùa có lẽ có nhiều người chưa biết đến. Chúng ta chỉ nghĩ rằng chùa là nơi gì đó “u ám”, “bí ẩn”, hay là nơi để thờ phụng, cúng bái… nó không thích hợp cho việc tổ chức đám cưới. Việc tổ chức đám cưới ở chùa đối với nhiều gia đình còn e ngại, lạ lẫm. Nhưng thật ra, tổ chức lễ cưới ở chùa là một điều hết sức bình thường, cho dù bạn có phải là đạo Phật hay không.

Lễ cưới ở chùa được gọi là lễ Hằng Thuận. Đây là nghi lễ hôn nhân được tổ chức tại chùa (hay các tự viện Phật giáo). Nhiều nguồn tư liệu cho rằng, người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật, bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 – 1940), quê ở Hải Dương. Ông vốn là một nhà Nho, sau quy y theo Phật. Với lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp, ông nghĩ việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của người Phật tử, nhất là đời sống đạo đức tâm linh. Năm 1930, bác sĩ Phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám, đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm – Huế. Đây được xem là lễ cưới điển hình đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo nước ta. Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã chính thức đặt tên cho lễ cưới ở chùa là lễ Hằng Thuận. Theo tên gọi, thì “hằng” là thường xuyên, là luôn luôn; còn “thuận” là hòa thuận, là đồng thuận hướng về những điều cao thượng, chân thiện trong đời sống.

Hôn nhân là việc quan trọng nhất trong cuộc đời của một con người. Ai cũng mong muốn người mình lựa chon sẽ thương yêu, chung thủy, đi cùng mình trong quãng đời còn lại. Nhưng có những cặp vợ chồng không được hạnh phúc, dẫn tới tình trạng ly thân hoặc ly dị.

Việc tổ chức lễ cưới ở chùa ngoài phần nghi lễ, thì còn nhiều ý nghĩa khác. Trong đời sống thế gian, sở dĩ gia đình không hạnh phúc, cuộc sống không hòa hợp, đó là do sự thiếu hiểu biết về nhau, chưa thật sự cảm thông nhau giữa chồng và vợ, dẫn đến tình trạng này là vì trước khi đôi nam nữ lấy nhau, thông thường là vì sự bộc phát của lòng ham muốn nhất thời, có thể gọi đó là sự luyến ái nhau và cũng có thể gọi đó là tình yêu thương nhất thời giữa nam và nữ.

Đến với nhau mà không có sự chuẩn bị cho nền tảng hạnh phúc gia đình lâu dài nên đã dẫn đến xung khắc, đổ vỡ sau khi lập gia đình. Đây là tình trạng vốn phổ biến trong cuộc sống hôn nhân và gia đình trong xã hội chúng ta hiện nay.

Người phương Tây và Việt Nam tổ chức Lễ Hằng thuận theo nghi thức Phật giáo

Vậy nên, một lễ cưới tổ chức tại chùa là cơ hội để được chư Tăng chỉ dạy cho nghĩa vợ chồng theo tinh thần đạo Phật. Dưới sự chứng minh của Tam Bảo cùng sự có mặt của họ hàng hai bên, đôi tân lang và tân nương sẽ thực hiện những nghi lễ truyền thống như lễ bái Tam Bảo, lễ bái cha mẹ hai bên, trao nhẫn cưới cho nhau và cùng phát nguyện trọn đời chung sống theo những nguyên tắc đạo đức mà đức Phật đã dạy. Họ sẽ được nhắc nhở về sự cảm thông, thương yêu nhau hơn và nhận ra trách nhiệm bổn phận của mình.

Như chúng ta đã biết, lễ Hằng Thuận là nghi thức tương đối đặc biệt dành riêng cho lễ cưới, được tổ chức trang nghiêm trọng thể tại chùa. Ngoài một vài lễ nghi truyền thống của một đám cưới như tuyên bố lý do, trao nhẫn cưới, nhận lời chúc tụng của hai họ… thì nghi thức Hằng Thuận trong ngày cưới mang đậm dấu ấn đạo đức tâm linh và trí tuệ của đạo Phật, cùng với những định hướng rất cụ thể giúp cho đôi vợ chồng có được một cuộc sống hạnh phúc.

Ý nghĩa lễ Hằng Thuậ

Nếu bạn đang có ý định làm đám cưới, hãy nghĩ đến việc làm lễ tại chùa. Các bạn đừng nghĩ rằng chùa không tổ chức được. Hiện nay trên cả nước, có rất nhiều chùa thường xuyên tổ chức lễ Hằng Thuận. Số người tham dự có khi vài ba trăm người là chuyện bình thường. Các bạn đừng nghĩ rằng chùa là nơi gì đó kỳ bí, là nơi chỉ để cúng bái. Một đám cưới ở chùa, ngoài yếu tố mang tính truyền thống, ở đó còn là nơi quay về cho những giá trị tinh thần, giá trị đạo đức trong đời sống hôn nhân gia đình.

Xem thêm video "Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":

 

 
In trang này