Chỉ một chiếc màn chiếu dựng lên bằng tấm vải trắng, các đạo cụ tự chế bằng bìa những thùng giấy bỏ đi cùng ước muốn chuyển tải thông điệp kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ thiên nhiên và Trái đất – cô giáo Nguyễn Thúy Hạnh đã tạo nên bài múa bóng với tiêu đề "What if" độc đáo, ấn tượng.
Dịch giả Đông Phong: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cho bản thân và cho mọi loài”
Đây là tiết mục nằm trong phần thi tài năng của cuộc thi “Tài năng duyên dáng Ban Mai 2020” nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường Tiểu học Ban Mai (Hà Nội). Tiết mục chinh phục toàn bộ Ban giám khảo cũng như khán giả, giành số điểm tuyệt đối tại phần thi này.
Bài múa được mở đầu với chiếc bóng của cô giáo Thúy Hạnh vui múa giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đại dương xanh trong, tạo nên bức tranh con người chung sống thuận hòa với biển rừng trong sự gắn kết của niềm an vui.
Nhưng rồi một bóng đen thợ săn động vật hoang dã xuất hiện với khẩu súng trên thảo nguyên, một bóng tê giác ngã gục xuống trong niềm vui đắc thắng của thợ săn. Tiếp sau đó là một loạt hình ảnh con người tàn phá thiên nhiên: phá rừng xẻ gỗ, vứt rác bừa bãi. Những thành phố san sát, các nhà máy ngập trong rác thải và khói đen. Thiên tai bắt đầu giáng xuống từ sấm chớp trên bầu trời. Trên mặt đất, nước biển cuộn dâng. Chiếc bóng của cô gái nhỏ hoang mang chạy trốn, kêu cứu, chới với giữa sự trừng phạt của bão lũ và cháy rừng, hạn hán không một giọt nước.
Lắng nghe thiên nhiên
Bài múa khép lại với chiếc bóng tạo hình đi gieo hạt trên mặt đất, ươm lại những chồi xanh, gom nhặt rác thải bảo vệ thiên nhiên. Sự sống bừng dậy khi con người biết ôm ấp lấy thiên nhiên và Trái đất – chiếc nôi sự sống cho muôn loài.
Chia sẻ về phần trình diễn của mình, cô giáo Thúy Hạnh cho biết: Tiết mục được tập luyện trong vòng một tuần do cô chủ động tự tìm tòi và lấy ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời được các đồng nghiệp trong tổ góp ý, cải biên để phù hợp với thực tế điều kiện cơ sở vật chất tại trường mà tôi có thể tự chuẩn bị được.
“Công việc giảng dạy tại trường tôi vẫn cần hoàn thành nên chỉ tranh thủ tập luyện được vào giờ nghỉ trưa và cuối giờ tan lớp. Thuận lợi là tôi cũng có biết một chút về múa. Nhưng thực hiện hình thức múa bóng thế này thì đây là lần đầu tiên, việc luyện tập sao cho bóng và hình ảnh trình chiếu ăn khớp, hài hòa với nhau mất khá nhiều thời gian. Sự khích lệ, hỗ trợ của đồng nghiệp cũng như kiên trì không bỏ cuộc đã giúp tôi hoàn thành tiết mục này” – Cô giáo trẻ sinh năm 1996 cho biết.
Trước đó trong phần thi trang phục áo dài, cô Thúy Hạnh chọn cho mình một bộ đồ màu xanh lá cây. Ở phần thi trang phục tự chọn, cô giáo trẻ trình diễn với chiếc váy xếp hình những thảm lá và rêu xanh đan cài, trên tay nâng niu một mầm xanh.
“Trái đất của chúng ta đang bị đe dọa bởi ô nhiễm và thiên tai, rừng là vàng nhưng rừng không phải là tài nguyên vô tận. Hãy bảo vệ rừng – bảo vệ môi trường – là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Đây cũng là thông điệp xuyên suốt qua tất cả các phần thi mà tôi muốn thể hiện và truyền cảm hứng tới đồng nghiệp, học sinh và các bậc phụ huynh cũng như cộng đồng. Cuộc thi kết thúc, tôi sẽ làm gương trong việc bảo vệ môi trường cũng như tìm cách xây dựng những dự án nho nhỏ về lớp học xanh, trường học xanh cùng chính học sinh của tôi.” – cô Hạnh nói.
Đức Phật là người yêu làng mạc núi rừng, yêu nếp sống hài hòa với môi trường thiên nhiên, thương sự sống muôn loài