In trang này
Cù lao Tân Quy- Chốn xanh yên bình đến lạ"
Cập nhật ngày: 12/6/2020 10:51:51 AM

Cù lao Tân Quy nằm giữa dòng sông Hậu, nơi có diện tích phần lớn thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và một phần nhỏ thuộc huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Cù Lao nằm giữa vùng sông nước mênh mông với một gam màu xanh tươi của cây lá

Môi trường xanh ở Thiền viện Thường Chiếu

Cù lao Tân Quy nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tôi đến Cù lao Tân Quy từ hướng Vĩnh Long, khởi hành từ một ngôi chùa ở xã Tích Thiện, huyện Trà Ôn, qua một chuyến phà. Phà nối sông Hậu với một trong những cù lao nho nhỏ của nó, tôi bắt đầu trải nghiệm cây trái miệt vườn nổi tiếng nơi đây. Bước lên Cù lao, con đường bê tông nhỏ uốn lượn như bao bọc lấy xứ miệt vườn, nằm dưới những tán cây già tỏa bóng mát rượi.

Đến với cù lao Tân Quy, bạn như lạc về thôn ấp Nam Bộ một thời xa xa nào đó với con rạch réo rắt chảy cạnh đường làng, rặng tre bờ trúc ôm ấp những mảnh vườn tốt tươi thành khoản lâu đời, được nuôi nấng bởi phù sa nước ngọt bồi lấp hàng ngày. Tân Quy xanh, quê quê, môi trường vô cùng thân thiện…Nếu không kể đến các chuyến phà đến và rời cù lao, không khác du lịch vào một thôn ấp nào đó bất kỳ ở Nam Bộ những năm của thế kỷ trước, cho dù thi thoảng cũng bắt gặp xe gắn máy và các chị ngồi bàn về kết nối wifi.

Tôi ghé một quán nước, thực ra là chiếc bàn con đặt trước hiên nhà, gọi ly trà đường, nằm võng nghe chuyện trên trời dưới đất, thả chùng suy tư ngơi nghỉ…Cù lao nhỏ, bạn có thể cứ như tôi, ba lô bộ hành vô tư rong chơi đến mệt lửu rồi tìm bến phà vào bờ bên kia.

Cầu khỉ ở cù lao Tân Quy. Ảnh: Internet.

cu-ao-tan-quy_Phatgiao.org.vn 2

Vườn liền vườn, chôm chôm, các loại cây trái xum xuê tươi tốt. Bà con đã khai thác các sản phẩm du lịch như tắm bãi sông Hậu dưới các rặng bần, quán ăn nhà vườn…Tôi thả mình dưới dòng nước mát, bãi dài ăm ắp phù sa, chạm vào dòng sông Hậu ở một khúc rộng miên man... Lại bái lễ ở một ngôi Miếu cũ nới cạnh bên các bé nô đùa trên cánh võng dưới bóng râm, và ngắm các chiếc cầu cong cong nhẹ.

Theo hướng dẫn, tôi đến một ngôi chùa dân gian gọi “Chùa Cô Huệ”, Phật tử đang chưng hoa lễ Phật. Nếp Tam bảo đơn sơ, vô cùng thanh vắng…

Tân Quy chìm trong bóng râm cây ăn trái, kênh rạch, một buổi rong chơi không thỏa. Cứ như về quê ngoại thuở nào chứ không phải một lù lao xa lạ giữa dòng sông Hậu…

Philippines quy định học sinh, sinh viên phải trồng cây mới được tốt nghiệp

Chiều về, tôi rời cù lao trên chuyến phà cũng đưới rặng bần, ông lão điệu nghệ dù có hơi men vẫn biểu diễn tay lái lụa đưa chiếc phà qua dòng sông rộng, nơi có bến xe về thị trấn Trà Ôn cách không xa thành phố Cần Thơ.

Một thoáng Tân Quy không biết nhiều, cù lao nho nhỏ ăm ắp cái cũ, vẫn bảo bọc chở che môi trường tốt tươi, một vựa tài nguyên cây trái nước ngọt phù sa. Đến Trà Ôn, tôi lại có cơ hội sang cù lao Mây bạn bè với Tân Quy bên cạnh, nhưng nếp sống đông đúc đường xá thênh thang có lẽ đá phá vỡ những gì mà Tân Quy đã giữ vẹn, còn nhiều. Cảm xúc ở cù lao Mây, từ chuyến phà, tách cà phê chuyện vãn đến cảnh quan, so với Tân Quy tôi thấy khác nhiều…Cùng cận kề trên sông Hậu, cù lao Tân Quy thuộc Trà Vinh còn cù lao Mây lại của Vĩnh Long.

Ghi hình những chiếc cần cẩu hăng hái xúc mãi cát sông mang đi, con đường mênh mông trên cù lao Mây và nếp sinh hoạt nhộn nhịp, vắng quang cây trái, thấu hiểu sâu xa vốn quí mà cù lao Tân Quy còn giữ được.

In trang này