In trang này
Hàn Quốc: Khôi phục ngôi chùa đá 1.300 tuổi
Cập nhật ngày: 6/29/2018 7:43:13 AM
GNO - Vào thứ Tư vừa qua, Hàn Quốc công bố thành quả sau 20 năm khôi phục ngôi chùa bằng đá lâu đời nhất của nước này là Mireuksaji Seoktap có niên đại từ thế kỷ thứ 7.

 

 
image
 
Vào thứ Tư vừa qua, Hàn Quốc công bố thành quả sau 20 năm khôi phục ngôi chùa bằng đá lâu đời nhất của nước này là Mireuksaji Seoktap có niên đại từ thế kỷ thứ 7. 
 
HQtrungtu3.jpg
Công trình chùa đá Mireuk được phục dựng sau 20 năm nghiên cứu và thực hiện
 
Được xây dựng trong thời vương quốc Bách Tế (Baekje - 18 trước Tây lịch đến 660 sau Tây lịch) và tọa lạc tại thành phố Iksan, thuộc tỉnh Bắc Jeolla, ngôi chùa là một phần của khu phức hợp chùa Mireuk được xây dựng dưới thời Vũ Vương (600 - 641). Ngôi chùa đá cao 14,25 mét thuộc Mireuksaji là một trong hai ngôi chùa có niên đại từ thời Bách Tế còn tồn tại đến ngày ngay. Nơi này được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 1962 và được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 7-2015, trong một phần của Di tích lịch sử Bách Tế. 
 
Đây là ngôi chùa lớn nhất của vương quốc Bách Tế và được coi là hình mẫu của công nghệ kiến trúc vượt bậc của 3 nước Bách Tế, Cao Câu Ly và Tân La cùng tồn tại trong thời kỳ này. Ngôi chùa còn nổi tiếng với kiểu 4 cột trụ cao 4 mét trong thời Hậu Tân La (660 - 935). Ngôi chùa đá được khôi phục tọa lạc ở phía tây của khu phức hợp hiện có 6 tầng, nhưng các sử gia tin rằng ngôi chùa nguyên bản có 9 tầng, cao 27,67 mét, theo hệ thống 9 tầng của phương Đông, được phục dựng hoàn toàn vào năm 1993 theo ghi chép trong lịch sử. 
 
"Điều thú vị là ngôi chùa được thiết kế theo kiểu chùa gỗ nhưng lại được xây bằng đá." - theo Chủ tịch Viện Nghiên cứu Di sản Quốc gia Kim Derk-moon, người giám sát dự án khôi phục suốt 15 năm. 
 
HQtrungtu4.jpg
Chùa đá Mireuk chụp năm 1910
 
Ngôi chùa phía tây được khôi phục một phần bằng bê-tông vào năm 1915 trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, sau đó nơi này bị bỏ quên cho đến khi Viện Nghiên cứu Di sản Quốc gia bắt đầu công cuộc khôi phục như hiện nay. 
 
Năm 1999, Viện Nghiên cứu Di sản Quốc gia bắt đầu khôi phục ngôi chùa đá, đang lúc ngôi chùa rất cần được tu sửa và dự án khôi phục bắt đầu năm 2001, trở thành đề án khôi phục di sản văn hóa dài lâu dài nhất Hàn Quốc. Nhóm dự án khôi phục dành 10 năm nghiên cứu cẩn thận ngôi chùa. 
 
"Tôi đọc qua từng ghi chép lịch sử từ thế kỷ thứ 13 là Tam Quốc Di Sự, nhưng không sử sách nào ghi lại chiều cao của ngôi chùa. Rất nhiều khía cạnh của ngôi chùa được tiết lộ trong thời gian nghiên cứu." - Kim nói.
 
HQtrungtu2.jpg
Quần thể khu phức hợp chùa Mireuk
 
Nhóm khôi phục sử dụng rất nhiều khối đá cổ cho dự án khôi phục, chỉ dùng đá mới khai thác khi cần thiết. Một trong những lý do cho sự tồn tại lâu dài của những ngôi chùa Phật giáo cổ là những tầng đất đóng vai trò như xi-măng chen giữa hàng ngàn khối đá được cắt gọt để làm tấm đệm và chia đều trọng lực trong kết cấu kiến trúc. 
 
Trong những cổ vật tìm thấy tại di tích là bình xá-lợi - là những hạt xá-lợi còn lại sau khi hỏa táng các Cao tăng Phật giáo, được tìm thấy trong một cột đá vào tháng 1-2009, mở ra những thông tin về lịch sử và kết cấu của ngôi chùa. 
 
HQtrungtu1.jpg
Bình xá-lợi và các di vật
 
Chùa là nơi để thực hành giáo pháp cho những Phật tử đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên, là nơi cho các Phật tử sơ tâm, những nhà sư sinh sống và thực hành các nghi lễ Phật giáo. 
 
Hàn Quốc hiện có 12 di tích trong danh sách Di sản Thế giới và trong số đó có nhiều nơi là minh chứng cho di sản Phật giáo lâu đời và có ảnh hưởng lớn trên khắp cả nước, trong đó có động Seokguram (Thạch Quật Am) và chùa Bulguk (Phật Quốc Tự) ở Bắc Gyeongsang, Di tích lịch sử Bách Tế ở Nam Chungcheong và Bắc Jeolla, Di tích lịch sử Gyeongju ở Bắc Gyeongsang và Nam Hán Sơn Thành ở Gyeonggi. 
 
Theo thống kê năm 2010 của Trung tâm Nghiên cứu Pew trực thuộc Washington DC, 46,4% dân số Hàn Quốc không theo tôn giáo nào. Số người theo Thiên Chúa giáo chiếm số đông với 29,4% và Phật giáo chiếm 22,9%. 
 
Vĩnh Hưng (Theo Buddhist Door)
 
In trang này