In trang này
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)
Cập nhật ngày: 8/20/2018 1:34:36 AM
Sáng ngày 19/8/2018 (09.7 Mậu Tuất) tại chùa Linh Quang, phường Trường An, thành phố Huế đã trang nghiêm diễn ra lễ Húy nhật cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972).
 
 
 
 
Dâng hương tưởng niệm và cử hành buổi lễ có chư Tôn đức Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư Tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư Tôn đức Tăng Ni các tự viện, Niệm Phật đường cùng đạo hữu Phật tử các giới.
Nhân kỷ niệm Húy nhật của cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện, HT. Thích Tánh Nhiếp, HT. Thích Khế Chơn cùng chư Tôn đức, Tăng chúng chùa tổ Linh Quang đã dâng lời tác bạch cung thỉnh HT. Thích Tánh Tịnh tiếp tục đảm nhiệm chức vị trú trì. HT. Thích Chơn Hương – Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh, HT. Thích Đức Thanh – Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã thay mặt chư Tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh có lời phát biểu hoan hỷ, và mong rằng toàn thể Tăng chúng hoàn chỉnh hồ sơ đệ trình Ban Trị sự GHPGVN tỉnh ban hành Quyết định Bổ nhiệm.
Sau lời tác bạch Phật sự, toàn thể chư Tôn thiền đức đã thành tâm dâng hương tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Mật Nguyện và cử hành lễ Cúng Ngọ.    
 
 
Hòa thượng Thích Mật Nguyện tục danh là Trần Quốc Lộc, Pháp danh Tâm Như, đời thứ bốn mươi ba dòng Lâm Tế.
Ngài sanh vào giờ Thìn, ngày 25 tháng 6 nhuận năm Tân Hợi (tức ngày 19.08.1911) tại làng Phú Xuân, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên và là con trưởng trong một gia đình gồm năm anh em của cụ ông Trần Quốc Lễ và cụ bà Nguyễn Thị Hồng. Thiếu thời Ngài theo cả nho lẫn tân học, bản tính hiền hòa vui vẻ.
Năm 1926, trong tuổi đồng chơn Ngài đã phát tâm xuất gia, thọ giáo với Hòa thượng Giác Tiên khai sơn chùa Trúc Lâm Thừa Thiên.
Mặc dù trải qua nhiều gian lao, kham khổ trong suốt thời gian tu học, nhưng với ý chí dõng mãnh, Ngài đã không để tâm hồn bị lay chuyển trước những cám dỗ của lợi danh huyễn hoặc, quyết vượt qua mọi trở ngại, chiến thắng nội tâm, ngoại cảnh để đạt cho kỳ được chí nguyện xuất thế của mình từ buổi sơ tâm. Ngài luôn luôn trau dồi đức tánh hỷ xả, từ bi, tinh tấn trên đường đạo nghiệp. Nhờ chuyên tâm và kiên trì tu niệm, Ngài đã được Hòa thượng Giác Tiên chính thức làm lễ thế độ thọ Sa di giới lúc 18 tuổi (1929).
Sau một thời gian tinh tiến học hỏi, Ngài đã tốt nghiệp cấp trung học Phật giáo. Tiếp đến Ngài được Bổn sư cho vào Bình Định theo học cấp đại học Phật giáo với Hòa thượng Phước Huệ tại chùa Thập Tháp.
Năm 1931, hội Việt Nam Phật học thành lập tại chùa Trúc Lâm, Ngài được công cử vào chức giảng sư của hội. Ngài là một trong những vị giảng sư danh tiếng của hội vào thời đó như các ngài Mật Khế, Mật Hiển, Quy Thiện, Đôn Hậu, Trí Thủ, Mật Thể v.v… tất cả các vị trên đều là huynh đệ đồng học một lớp với Ngài.
Ngài tiếp tục hành trình hoằng pháp, độ sanh từ Nghệ, Thanh qua Khánh Hòa, Phan Thiết, đã từng viết bài đăng trong các nguyệt san và tạp chí Phật giáo như : Viên Âm, Giác Ngộ, Liên Hoa, Từ Quang… để phổ biến chân lý, hướng dẫn cho bao nhiêu người quay về với chánh pháp để chung lo phục hồi và bồi đắp cho nền đạo giáo của dân tộc sớm được phát triển.
Năm Bính Tý (1935) do đạo nghiệp tăng trưởng, Ngài đã được Hòa thượng Bổn sư phú pháp với bài kệ như sau:
Nguyên văn :   心   如   法   界   如       
                        無   生   行   等   慈       
                        若   能   如   是   解       
                        念   念   證   無   餘       
Phiên âm:        Tâm như pháp giới như,
                        Vô sanh hành đẳng từ.
                        Nhược năng như thị giải,
                        Niệm niệm chứng vô dư.
Tạm dịch:        Tâm như khắp cõi Như
                        Vô sinh, trải lòng từ
                        Nếu hiểu được như vậy
                        Mọi niệm chứng Vô dư.
Năm Đinh Sửu (1937) Ngài thọ Tỷ kheo Bồ-tát giới với Hòa thượng Tâm Minh trong đại giới đàn tại chùa Tịnh Lâm thuộc tỉnh Bình Định, lúc đó Ngài đúng 26 tuổi.
Kinh luật tinh thông, oai nghi đĩnh đạt, Ngài được giữ chức Giảng sư Phật học đường trung học Tây Thiên.
Năm 1944 Ngài vào Hòa tân (Nha Trang), khai sơn chùa Bảo Tràng Huệ Giác, rồi cuộc thế biến thiên, đất nước lâm cảnh chiến tranh, ngôi chùa bị tàn phá hồn tồn.
Ngày 10-04-1946 Ngài được sơn môn Tăng-già Thừa Thiên cung thỉnh giữ chức trú trì chùa Linh Quang. Không phụ lòng ủy thác của Giáo hội, chẳng bao lâu quang cảnh sơ sài của núi rừng hoang vu được biến thành một trong những già lam tăm tiếng của Cố đô. Từ đó chùa Linh Quang không ngớt người ra kẻ vào, hoặc thăm viếng cảnh hay xin thọ giáo với Ngài, trong đó có rất đông những bậc trí thức của chốn ngàn năm văn vật.
Đầu mùa xuân năm 1951 Ngài đảm trách chức vụ Trị sự trưởng sơn môn Tăng-già Thừa Thiên. Kế đó sung chức Giáo thọ sư  tại Phật học đường Báo Quốc rồi giữ chức Tổng thư ký sơn môn Tăng-già Trung Việt liên tiếp mấy nhiệm kỳ.
Năm 1954 Ngài được cung thỉnh vào chức vụ Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Trung Việt, tiếp tục cho đến năm 1964.
Năm 1957 với ý nguyện phát triển cơ sở và kiện tồn tổ chức để dìu dắt hàng Phật tử trở về với Đạo, Ngài ra công khai sáng chùa Từ Hàng Quan Âm tại quận Nam Hòa, một vùng cận sơn thuộc tỉnh Thừa Thiên, để tín đồ ở đây có nơi chiêm bái và hành lễ. Ngôi chùa này hiện nay vẫn còn và do các đệ tử Ngài tiếp tục duy trì.
Ngày 10-09-1959, Đại hội Giáo hội Tăng già tồn quốc  kỳ II tại chùa Ấn Quang (Chợ lớn) đã cung thỉnh Ngài tiếp nhận chức vụ Trị sự phó Giáo hội Tăng già tồn quốc kiêm Trưởng ban Nghi lễ của Giáo hội. Trong dịp này khi đề cập đến vai trò của Giáo hội Tăng già đối với Phật giáo Việt Nam, Ngài đã nói: “Giáo hội Tăng già là đồn người thực hiện và tượng trưng cho giáo chế của đấng Giáo chủ Phật giáo. Từ khi Phật giáo có mặt trên lãnh thổ Việt Nam đến nay, đã hơn 18 thế kỷ, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý Trần v.v… khi thịnh cũng như lúc suy, Giáo hội vẫn luôn luôn được công nhận là một tổ chức lãnh đạo của một tôn giáo thuần túy. Do đó Giáo hội không bị ràng buộc bởi thể chế của một hiệp hội. Công nhận sự có mặt của Phật giáo là công nhận sự hiện hữu của Giáo hội Tăng già.
Trên trách nhiệm truyền thống của đạo pháp không một tổ chức nào khác có thể chịu mọi trách nhiệm về Phật giáo trước quần chúng, trước lịch sử nếu không phải là Giáo hội Tăng già.” (Kỷ yếu Đại hội kỳ II)
Qua năm 1960 Ngài nhận thấy Phật sự càng ngày càng nhiều mà Linh Quang tự lại quá chật hẹp, Ngài đã không ngần ngại lãnh trách nhiệm đại trùng tu từ tòa Chánh điện đến các phần phụ thuộc khác của ngôi chùa. Trong hồn cảnh khó khăn và thiếu mọi phương tiện, Ngài đã cố gắng hết mình để hồn tất công việc một cách khả quan.
Năm 1961, Ngài khai giới đàn Tỳ-kheo và Bồ-tát tại chùa Linh Quang. Rất đông Tăng Ni Thừa Thiên và các tỉnh miền Trung trở về đây phát nguyện thọ giới.
Năm 1963, cuộc tranh đấu đòi hỏi năm nguyện vọng của Phật giáo được phát khởi, Ngài là một trong những vị lãnh đạo có uy tín tại miền Trung. Ngài đã tích cực tranh đấu cho đạo pháp chẳng ngại gian lao, không từ nắng gió. Trong đêm 20.08.1963 chính quyền xua quân tấn công và đàn áp các chùa chiền trên tồn quốc, Ngài cùng một số đông chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức khác trong hàng lãnh đạo bị bắt giữ và áp chuyển vào Sài Gòn.
Năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ra đời, Ngài được mời giữ chức vụ Phó Ban Đại diện miền Vạn Hạnh kiêm tỉnh Giáo hội Thừa Thiên.
Năm 1965, Ngài làm “Chánh chủ đàn” trong Đại giới đàn Vạn Hạnh, tổ chức tại Tổ đình Từ Hiếu. Giới đàn này qui tụ trên 100 vị xuất gia và 1.200 giới tử tại gia thuộc đủ thành phần phát nguyện thọ giới. Trong bài diễn văn khai mạc, Ngài đã ân cần nhắc nhở các giới tử: “Chúng tôi chỉ xin nhắc lại vài câu trong giới kinh, chắc ở đây có nhiều vị đã từng nghe: Giới là thuyền bè đưa người qua bể khổ, là ngọc Anh lạc trang nghiêm Pháp thân, và ở một xã hội nào, một địa phương nào mà giới luật được bảo tồn thì dân chúng được thuần lương, xứ sở được thịnh vượng. Chúng tôi hy vọng được quý giới tử đặc biệt tin tưởng và luôn luôn ghi nhớ những lời Phật dạy ấy, trọn đời kiên trì giới luật, để cải biến thân tâm và hồn cảnh, hầu báo đáp hồng ân Tam Bảo và phụng sự đạo pháp cùng dân tộc, nhất là giai đoạn đầy đau thương của xứ sở hiện tại.”
Cũng trong ý nguyện “tiếp dẫn hậu lai, thiệu long Phật chủng”, Ngài đã giữ chức Giáo thọ trong rất nhiều đại giới đàn khác.
Năm 1966, Giáo hội lại gặp mùa Pháp nạn, Tăng Ni Phật tử bị bắt bớ, giam cầm, Ngài đã đương đầu với bao nguy hiểm để bảo vệ đạo pháp và cứu nguy dân tộc.
Ngài rất chú tâm tới vấn đề đào tạo Tăng tài, nên năm 1967, Ngài đứng ra tổ chức lớp học chuyên khoa nội điển Liễu Quán tại chùa Linh Quang. Ngài làm Giám đốc kiêm giáo thọ cho lớp học này liên tiếp trong 4 năm. Hiện nay các vị Đại đức tốt nghiệp đều giữ các chức vụ Đại diện, giảng sư tại các tỉnh Giáo hội.
Mùa xuân năm 1968, Ngài được công cử đảm nhiệm chức vụ Chánh Đại diện Miền Vạn Hạnh kiêm Tỉnh Giáo hội Thừa Thiên và Thị xã Huế.
Năm 1970 Ngài khuyến khích khai giảng lớp chuyên khoa nội điển và dạy tại Phật học Ni viện Diệu Đức, Huế. Cũng vào năm này, Ngài làm cố vấn Ban tổ chức Đại giới đàn Vĩnh Gia tại Đà Nẵng (1970).
Từ ngày đứng ra đảm nhiệm trọng trách điều khiển công việc, Ngài đã không ngại bước đầu khó khăn tài chánh eo hẹp, lo tổ chức những lớp cán bộ, giảng viên, khai mở giới đàn, xây dựng giới Tăng Ni ngõ hầu trở thành nhà hướng đạo chân chánh, có thật tu, thật học, giới hạnh trang nghiêm. Ngài thường nhắc nhở Tăng Ni phải là người muôn phương muôn hướng, có trách nhiệm khai sáng và hướng dẫn tín đồ, phải luôn luôn đi đúng đường lối và hiến thân cho đạo pháp và dân tộc. Nhờ bản nguyện nhiếp hóa rộng rãi nên môn đệ xuất gia rất đông và Tăng Ni xa gần đến cầu Pháp và học Đạo với Ngài. Tuy tình trạng đất nước, dân tộc và đạo pháp suốt mấy năm liền bị bao vây trong vòng khói lửa của chiến tranh, dân tình thì lầm than điêu đứng, nhưng các sự kiện đó đã không làm cho Ngài lùi bước, trái lại Ngài đã nỗ lực lo kiến thiết những cơ sở từ thiện, xã hội như cô nhi viện, Dưỡng lão đường, Bệnh xá v.v… để có nơi an trú và thuốc men cho những đồng bào không may gặp hồn cảnh khổ đau, Ngài còn khuyến khích xây dựng những Niệm Phật đường tại các bệnh viện, các trại tàn tật, để những nơi này Phật tử có phương tiện tụng niệm và lễ bái. Ngồi ra Ngài cũng cố gắng thiết lập những cơ sở văn hóa, trường học, xây dựng tín tâm, củng cố và thành lập thêm nhiều đơn vị Phật tử, mở rộng các Khuôn Giáo hội để hàng tín đồ có môi trường sinh hoạt Phật sự và có cơ duyên thuận tiện học tập giáo lý giải thốt của Phật đà.
Ngài đã tổ chức rất nhiều đại lễ, nhất là các lễ Phật Đản và Vu Lan mấy năm qua gây được tiếng vang trong lòng đại chúng, những cuộc tiếp đón các phái đồn Phật giáo trong và ngồi nước đến thăm cố đô Huế. Trong những năm gần đây khi phong trào cầu nguyện và vận động hòa bình cho xứ sở được phát khởi, Ngài đã tổ chức nhiều buổi lễ cầu nguyện hòa bình vĩ đại tại cố đô. Vào ngày 8 tháng chạp Phật lịch 2514, trong lễ cầu nguyện hòa bình được cử hành vô cùng trọng thể tại Tổ đình Từ Đàm, trước hàng vạn đồng bào Phật tử các giới, Ngài nói: “Hơn bao giờ hết, Phật tử chúng ta cần phải tỏ ý nguyện tha thiết hòa bình của mình bằng cách thực hiện một cuộc đồn kết to rộng, lấy sự sống làm căn bản, lấy trí thức làm phương châm và lấy giác ngộ làm cứu cánh. Cùng với những tâm hồn nhân loại khác, chúng ta cố tâm xây dựng, không phải những cường quốc hùng mạnh về binh bị mà là những quốc gia ham chuộng hòa bình, biết sống trong tinh thần tri túc và thương yêu, biết sống hướng thượng. Chúng ta tin rằng từ bi sẽ thắng cường bạo và hòa bình sẽ ở lại với lồi người, nếu chúng ta thật tình mong muốn.”
Ngài đặc biệt lo việc cứu trợ chiến nạn và thiên tai, ngồi ra còn khuyến khích các thiện nguyện chú tượng, đúc chuông, ấn tống kinh tượng, lưu động đến các vùng xa xôi mở các buổi diễn giảng. Ngài đã đề cử các học Tăng vào Nam công tác Phật sự giúp Viện Hóa Đạo, tổ chức các khóa hội thảo miền Vạn Hạnh, mở các khóa huấn luyện các bộ y tế v.v…
Ngài còn rất nhiều Phật sự quan trọng mà điều kiện khách quan, điều kiện vật chất chưa cho phép tiến hành, như mở trại huấn nghệ, xưởng tiểu công nghệ giúp các em cô nhi, các tín đồ, đồng bào nghèo khó có sự sinh sống bằng thiện nghiệp, xây đền thờ, tháp, bia kỷ niệm các Thánh tử đạo, qui góp mộ phần các Tăng Ni Phật tử đã hy sinh cho Đạo pháp và dân tộc, khuyến khích mở thêm các Ký nhi viện, Bảo anh viện, trường học, bệnh xá v.v…
Tất cả các công tác trên đây Ngài đang cố gắng tìm mọi phương pháp hợp tình, hợp lý hợp nhân tâm để tiến hành… Trong bài diễn văn khai mạc Đại hội đồng tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên tại chùa Từ Đàm ngày 10.02.Tân Hợi (1971), sau khi trình bày những diễn tiến Phật sự và những hồn cảnh khó khăn nguy hiểm đang cản trở, khuấy phá Giáo hội, Ngài đã chân thành tâm sự với quý liệt vị Tăng Ni và đại biểu. Ngài nói: “Dù ngày mai đây hồn cảnh có thay đổi ra sao, biến chuyển cách nào đi nữa, tinh thần cố hữu của người tín đồ Thừa Thiên và cố đô Huế nơi xuất phát nhiều dũng sĩ từng hy sinh cho Đạo pháp, cho dân tộc, từng chịu đựng nhiều thử thách qua các biến cố chưa thể phai mờ trong tâm trí, không ai có thể phủ nhận rằng người tín đồ ở các tỉnh miền Trung này, nơi mà họ được un đúc trong lòng Bi Trí Dũng của đức Phật, lại có thể bỏ mất chánh niệm chánh tín và chánh tâm của mình, để chạy theo tiếng gọi của danh lợi ảo tưởng, những tuyên truyền phỉnh phờ, di hại cho Đạo giáo và dân tộc. “Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong, thước ca la tâm vô động chuyển”, một câu kệ của Phật như đã in sâu vào tâm khảm của người Phật tử trung kiên.”
Mặc dù Phật sự đa đoan, đối với đồ chúng Ngài hết lòng dìu dắt và chỉ dạy. Trong những thời khắc rảnh rỗi, Ngài thường giảng giải những bộ kinh, luật cho hàng đệ tử nghe. Ngài thường khuyên răn đệ tử phải tinh tấn, dõng mãnh tu trì và phục vụ đạo pháp để báo đáp hồng ân Tam Bảo. Trong mấy tháng gần ngày viên tịch, Ngài thường gọi các đệ tử để sắp đặt việc chùa chiền, sách tấn tu học. Ngài thường dạy: “Thầy sống thì thầy lo cho các con, một mai thầy mất thì các con phải thương yêu và hòa hợp nhau để cùng nhau tu hành, phục vụ Giáo hội và duy trì công việc chùa chiền thay thế thầy.”
Với đức hy sinh cao cả Ngài đã vượt mọi khó khăn để gánh vác những Phật sự lớn lao. Nhờ ý chí hăng say, tâm hồn hỷ xả, vị tha, Ngài đã khéo nhẫn nhục, dung hòa mọi dị kiến để hòa đồng với mọi tầng lớp trong Tăng giới cũng như hàng cư sĩ để hồn thành sứ mạng “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” với sự cộng tác chân thành và cảm tình đặc biệt của mọi người.
Cho đến lúc Ngài đang điều trị và dưỡng bệnh tại Sài Gòn, Ngài đã luôn luôn nghĩ đến Giáo hội và Phật tử, xem nhẹ tấm thân, tạm gác việc chữa bệnh để trở về cố đô tiếp tục Phật sự, đồng thời tìm mọi phương cách an ủi và giúp đỡ Phật tử trong hồn cảnh đau khổ, tang tóc của quê hương.
Với chí nguyện dõng mãnh kiên trì, với tấm lòng nhiệt tình vì đạo, Ngài đã cố gắng và hy sinh không ngừng cho Giáo hội, chấp nhận xả thân cho hàng chúng sanh đau khổ, nên mang bệnh từ lâu, sau những tháng năm lao lực làm việc, cơn cố bệnh lại bắt đầu tái phát.
Tồn thể Tăng Ni và Phật tử tin tưởng Ngài còn lưu lại cõi đời ngũ trược để chèo lái con thuyền Giáo hội và dìu dắt hàng chúng sanh hướng theo đường Giác ngộ. Nào ngờ đâu cảnh tử biệt phân kỳ! Sau hơn một tuần tịnh dưỡng, Ngài đã an nhiên thị tịch vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 7 năm Nhâm Tý Phật lịch 2516, tức là 18.08.1972 tại chùa Linh Quang, Huế.
Ngài thọ thế được 62 tuổi, trải qua hơn 40 năm xả thân phụng sự đạo pháp.
Một số hình ảnh của buổi lễ:
 
 
 
 
Chư Tôn đức Chứng minh
 
 
 
HT. Thích Tánh Nhiếp và HT. Thích Khế Chơn dâng lời tác bạch
 
 
 
 
 
HT. Thích Khế Chơn trình đọc biên bản cuộc họp của Tăng chúng
 
 
HT. Thích Chơn Hương, HT. Thích Đức Thanh phát biểu hoan hỷ
 
 
Thành tâm dâng hương đảnh lễ cố Hòa thượng
HT. Thích Phước Minh niệm hương, cử hành lễ Cúng Ngọ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
HT. Thích Khế Chơn và Tăng chúng chùa Thiên Minh chụp hình lưu niệm
Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh TT. Huế
In trang này