In trang này
Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ là nhà giáo dục Phật giáo lớn
Cập nhật ngày: 10/23/2021 8:20:55 AM
Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ khi còn tại thế, luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo. Với ngài, tăng đoàn là mạng mạch Phật pháp, đào tạo nguồn nhân lực là động lực cho sự phát triển.

Ngài từng giữ chức Phó ban Giáo dục Tăng ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Tây; Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội. Trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu Phật học, ngài đã viết và dịch nhiều bộ sách quý.

Là người có công với đào tạo Phật giáo

Là ngườì kế thế và đặt nhiều trọng trách đối với công tác giáo dục Phật giáo, nhiều năm qua, Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Trưởng ban Giáo dục Tăng ni Trung ương GHPGVN; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội luôn thực hiện những lời chỉ giáo của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ.

Một ngày đầu Đông, bên chén trà nóng, lòng trĩu nặng thương tiếc Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ viên tịch, Hoà thượng Thích Thanh Quyết nhớ về những kỷ niệm gắn bó với ngài.

Cả cuộc đời tu học của mình, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ dịch và viết nhiều tác phẩm Phật học

Cả cuộc đời tu học của mình, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ dịch và viết nhiều tác phẩm Phật học

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ và chiếc khăn hơn cả vương miện

Với giọng trầm buồn, Hoà thượng kể: Những năm 1970, tôi là thị giả ở cùng thầy sơ tâm chùa Long Đọi, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Nơi này cách chùa Ráng, của Hòa thượng Thích Phổ Tuệ hơn 10km. Với tôi, cụ là con người vô cùng đức độ, giản dị mà uyên bác. Những người có tâm tu, tâm tìm hiểu Phật pháp, cụ không từ chối ai, không bỏ ai. Thời đó, tôi học được cụ nhiều thông qua các buổi giảng, buổi nói chuyện về Phật học.

Tôi kính trọng cụ từ nhỏ, sau này, khi lớn lên về chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Tây (cũ), được thụ giới, các giới đàn đều có cụ tham gia. Tôi còn nhớ mỗi lần gặp, cụ đều hỏi han rất kỹ tình hình học hành thế nào. Những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà trường Trung cấp Phật học Hà Sơn Bình được mở ra, cụ là người tham gia giảng dạy. Lúc đó, tôi được làm trợ giảng cho cụ. Mỗi lần lên lớp được cụ động viên, được dạy chính là học, là để trau dồi kiên thức

Cụ là người có ảnh hưởng rất lớn với công tác giáo dục trong Giáo hội.

Tôi luôn hành đạo theo lời giáo huấn của cụ. Những năm tháng học tập ở nước ngoài, tôi trau dồi kiến thức, tinh tấn tu học. Và, đến năm 2003, sau khi về nước tôi lại được Hòa thượng Thích Thanh Tứ tiếp nối công tác đào tạo và xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Với cụ, người tu phải sống khuôn mẫu. Đó chính là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Với cụ, người tu phải sống khuôn mẫu. Đó chính là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

“Còn nhớ, đầu những năm 2000, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ khi đó giữ chức Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Phó Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương.

Gặp tôi lúc ấy, cụ động viên, việc Hoà thượng Thích Thanh Tứ giao là việc tâm việc đức, việc tuệ học đấy.

Ngày 29/4 (Âm lịch) năm 2004, tại lễ khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, cụ đến dự và công đức để ủng hộ công tác đào tạo 5 triệu đồng. Tôi thật sự xúc động, bởi ngôi chùa quê của cụ còn nghèo, mà số tiền 5 triệu đồng thời đó

 

Hiểu được băn khoăn của tôi, cụ bảo: Tôi đóng góp phát tâm là vì để giúp cho giáo dục đào tạo các thế hệ tăng ni sinh. Chỉ có các thế hệ sau mới là người giữ Phật pháp cho tôi, nếu Học viện không nhận là phá nhân duyên của tôi đấy. Chùa tôi không cần làm to làm đẹp. Tổ để lại như thế nào tôi vẫn ở như vậy, chùa hỏng, chùa dột thì sửa sang chỉnh trang. Tôi lo nhất là đào tạo tăng tài cho đất nước, cho Giáo hội. Học viện phải tập trung làm tốt công tác giáo dục. 

Là người giữ trọng trách quản lý giáo dục của cả nước, tôi luôn xem cụ là tấm gương, để nhắc nhở bản thân trên con đường tu học, giảng dạy”, Hoà thượng Thích Thanh Quyết kể.

Cả cuộc đời tu học của mình, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ dịch và viết nhiều tác phẩm Phật học: Kinh Bách dụ, Phật Tổ tam kinh, Bát nhã dư âm, Đại từ điển Phật học, Đề cương Kinh Pháp hoa, Phật học là tuệ học, biên tập Đại tạng kinh Việt Nam, phiên dịch và hiệu đính Luật Tứ phần… 

Các sách của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ mang tính giáo dục cao. Đó là, giáo dục nhân cách, đạo đức, cách làm người. Đối với tăng ni không chỉ là cách làm người mà còn giáo dục trách nhiệm với giáo hội, xã hội và với đất nước. Giáo dục Phật giáo không ở đâu xa, Phật không ở xa mà ở ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cần phải sống tốt ở trong xã hội này, nhân dân này, chúng sinh này thì mới trở thành chức sắc Phật giáo tốt.

“Cụ từng đảm nhiệm công việc của Phó ban Giáo dục tăng ni nên rất hiểu việc giáo dục tăng tài cho đất nước. Với giáo dục, cụ là một nhà giáo dục Phật giáo lớn của GHPGVN. Cụ là một người có nhân cách lớn của xã hội Việt Nam hiện nay”, Hoà thượng Thích Thanh Quyết nhấn mạnh.

Bài thơ kính tiễn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi Phật

Kể cả ở hoàn cảnh nào đi nữa cũng không thể thay đổi bản chất của chính bản thân mình đặc biệt là những người tu hành.

Kể cả ở hoàn cảnh nào đi nữa cũng không thể thay đổi bản chất của chính bản thân mình đặc biệt là những người tu hành.

Dù hoàn cảnh nào tâm cũng bất biến

Với Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, luôn xem xây dựng tăng đoàn vững mạnh là vấn đề cốt lõi để GHPGVN phát triển. Muốn vậy, thì tăng chúng phải hoà hợp. Muốn tăng chúng lục hoà thì phải xây dựng các trường an cư kết hạ.

“Chính vì vậy, nhiều năm liền, cụ làm chủ trường hạ cho Phật giáo Hà Nội, trường hạ của Trung ương GHPGVN và trước nữa cụ làm hạ chủ của các trường hạ ở Hà Nam và một số tỉnh khác.

Tăng ni dựa vào uy đức, danh đức của cụ để xây dựng đạo và đời tốt đẹp. Một người có nhân cách lớn, tâm đạo lớn như cụ  thì chính là tâm truyền tâm để các trưởng hạ nhân lên tâm đức của cụ. Trường hạ Viên Minh, nơi cụ trụ trì, vì sự nghiệp đào tạo thế hệ sau, vì sự nghiệp giữ gìn mạng mạch của Phật giáo mà cụ giảng pháp đến năm 2019. Với tuệ học của mình, cụ muốn truyền lại tri thức Phật học cho thế hệ sau kế thừa và phát huy”, Hoà thượng Thích Thanh Quyết chia sẻ.

Hoà thượng Thích Thanh Quyết xúc động nói: “Từ những năm còn trẻ đến những giây phút cuối cùng của đời mình cụ vẫn giữ một lối sống khiêm nhường giản dị, thanh tao.

Trải qua biết bao thời kỳ gian khó, chiến tranh của đất nước, đến khi đảm nhiệm chức vị cao nhất của GHPGVN, từ năm 2007 đến nay (14 năm – 3 nhiệm kỳ làm Pháp chủ) ở ngôi vị nào cụ cũng sống giản dị.

Khi cụ làm Pháp chủ, đất nước đã rất phát triển rồi nhưng cụ cũng không màng vật chất. Đức tính đó là tấm gương răn dạy các thế hệ hôm nay cũng như mai sau. Kể cả ở hoàn cảnh nào đi nữa cũng không thể thay đổi bản chất của chính bản thân mình  đặc biệt là những người tu hành. Với cụ, người tu phải sống khuôn mẫu. Đó chính là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó cũng là giá trị vĩnh hằng ở cụ”.

In trang này