Đối với một số nghệ sĩ Phật tử thường trú tại São Paulo, Brasil, Phật giáo là một yếu tố của một cuộc đối thoại nhiều đối tác về sáng tác nghệ thuật. Nhiều nghệ sĩ rất muốn khám phá di sản cá nhân của họ, và một số người đã kết hợp các phong cách như màu nước theo phong cách Nhật Bản vào tác phẩm của họ. Những nghệ sĩ này cũng xem thẩm mỹ tổng thể của họ bị ảnh hưởng bởi các triết lý và tôn giáo châu Á, hầu hết đều coi việc phấn đấu để hòa hợp với vũ trụ tự nhiên và sự hòa hợp với năng lượng vũ trụ là ưu tiên tồn tại cao nhất của loài người.
Nữ cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano dường như đã tìm thấy mình trong các môn nghệ thuật chịu ảnh hưởng của phương Tây, lấy cảm hứng từ một số mô típ Phật giáo. Những Mandala này giống như những đóa hoa vũ trụ qua sự đối xứng của hoa, một lời nhắc nhở về tỷ mỷ trong thiết kế của một bức tranh khảm châu Âu, hoặc kích thước hoàn hảo của Thangka họa phẩm đặc dụng của Phật giáo Kim Cương Thừa Mật tông Tây Tạng. Màu sắc hài hòa thu hút thị giác. Các Mandala có một chất lượng thôi miên, buộc người tham gia xem cảm xúc và trực giác với tác phẩm hơn là nhất thiết ở mức độ hợp lý.
Nữ cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano cho biết: “Không ai dạy tôi cách vẽ tranh Mandala. Từ rất sớm tôi bắt đầu tự tập vẽ trước khi viết, và tôi coi mình là người tự học về nghệ thuật. Nhưng tôi đã tốt nghiệp Đại học ngành Kiến trúc và làm việc nhiều năm trong thị trường Thương mại Bất động sản tại São Paulo. Không có thời gian để cống hiến cho nghệ thuật trong thế giới doanh nghiệp, tôi phải lựa chọn. Tôi quyết định thay đổi lối sống của mình, sống thanh thản hồn nhiên, đơn giản và đón nhận nghệ thuật thị giác như một nghề.
Hôm nay tôi sống với công việc của mình với tình thương yêu bao la, tôi làm màn hình và vẽ tranh, tôi vẽ và thiết kế Mandala, tranh tường và tôi họa vẽ tranh tường, tôi đa dạng về kỹ thuật và tôi có phong cách riêng. Tôi tìm cách đưa thiên nhiên vào nghệ thuật của mình, giống như tôi thích vẽ các nhân vật nữ. Nguồn cảm hứng của tôi là chính bản chất, vẻ đẹp và chưa biết những tiềm ẩn trong chúng ta. Tôi làm mọi công việc với rất nhiều tình cảm, đó có thể là một bức tranh hoặc Mandala hoặc một Thangka họa phẩm đặc dụng của Phật giáo Kim Cương Thừa Mật tông Tây Tạng.
Tôi đã tự học nó bằng những bản phác thảo nhỏ trong cuốn sổ tay Moleskine của mình. Tôi không cần phải hình dung sự xuất hiện của chúng trước khi tạo ra chúng. Tôi chỉ chọn một số màu và bắt đầu quá trình vẽ từ trung tâm. Tôi hoàn toàn bị chinh phục trong khi tôi vẽ Mandala. Và tôi tránh sao chép Mandala, mặc dù ai đó có thể yêu cầu tôi sao chép một thứ mà họ thích và muốn. Tôi luôn thay đổi một cái gì đó và cá nhân hóa Mandala”.
Nữ cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano sinh tại São Paulo, Brasil, tốt nghiệp Đại học khoa Kiến trúc và Thiết kế Đô thị tại Đại học São Paulo, Châu Mỹ Latinh. Cô chia sẻ rằng: “Thực sự tôi yêu quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đó là một nơi phức tạp và năng động, đầy cơ hội và cũng lắm vấn đề, cũng như bao nhiêu thành phố khác. Lần đầu tiên tôi làm việc trọng Thị trường Thương mại Bất động sản. Tôi đã từng vẽ và vẽ chỉ như là một sở thích. Nhưng gần đây, tôi quyết định rời bỏ công việc cũ, và đã trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp”.
Mặc dù cô đã tham gia các khóa học vẽ từ lâu, nhưng lần đầu tiên cô bắt đầu với tư cách tự học về các kỹ thuật nghệ thuật. Ban đầu có một số người khuyến khích cô, bao gồm ông Waldyr Igayara de Souza (1934-2002), một họa sĩ minh họa và vẽ tranh biếm họa người Brazil, Tổng biên tập của Editora Abril, người nổi tiếng đã làm việc trong các dự án của Disney với Jorge Kato (1936-2011).
Catarina Gushiken được sinh ra ở São Paulo. Cô học Kỹ sư thiết kế truyền thông, sau đó tốt nghiệp ngành Thiết kế và sau đại học về định hướng nghệ thuật tại Faculdade Belas Artes.
Ông Fabiana nói, Fab Wald Igayara đã dạy tôi các kỹ thuật vẽ, và Catarina đã giúp tôi cách tìm cảm hứng của riêng mình và thiết lập biểu hiện nghệ thuật của riêng mình, và Ricardo Tattoo đã cho tôi một số bài học về nghệ thuật phun. Những nghệ sĩ truyền cảm hứng cho tôi ngày nay rất nhiều, những nghệ sĩ ít nổi tiếng có những tác phẩm đẹp trong nghệ thuật đường phố, và những nghệ sĩ khác mà tôi đã theo dõi trên Instagram, như Lanó Art, Erica Mizutani và Tito Ferrara.
Một số bậc thầy nghệ thuật vĩ đại mà cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano ngưỡng mộ bao gồm Gustav Klimt (1862-1918), Frida Kahlo (1907-1954), Hilma af Klint (1862-?) Wassily Kandinsky (1866-1944) và nghệ sĩ người Brazil Emiliano Di Cavalcanti (1897-1976).
Trong một số cách Nữ Cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano dường như nắm bắt, trong một vài mô tả trung thực về nghệ thuật của Nữ Cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano, những gì nhiều nghệ sĩ chiết trung cảm thấy về công việc của họ.
Họ chắc chắn đang tạo ra một cái gì đó khác biệt (những bức tranh này bây giờ là một thứ trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại, bất kể danh tiếng địa phương hay toàn cầu), những tác phẩm hoàn thành của họ ngay lập tức tiếp tục chống lại phân loại hoặc quyết định.
Đó là một cái gì đó phản ảnh cách truyền thống như Phật giáo, Đạo giáo hay Thần đạo luôn chống lại việc bị ràng buộc với các định nghĩa từ đơn lẻ như tôn giáo, triết lý của Hồi giáo. Chúng ta vẫn đang phát triển và tranh luận ngày hôm nay cho Phật giáo?
Nếu chúng ta vẫn gắn bó với ngôn từ, như một loài gắn liền với ngôn ngữ học, thì có lẽ từ Bí ẩn, Bí mật sẽ đi theo một cách nào đó để hướng dẫn chúng ta tiến lên trên hành trình tìm hiểu.
Fabiana Nakano cho biết: Cảm hứng của tôi hôm nay được kết nối sâu sắc với thiên nhiên và với năng lượng nữ tính. Tôi rất đa năng, vì tôi luôn học một số kỹ thuật mới để áp dụng. Nhưng chủ yếu tôi làm việc với Acrylic, phun sơn và đánh dấu bút, áp dụng vào giấy, trên vải, trên gỗ và trên tường. Tôi không thể nói cho bạn biết chính xác phong cách nghệ thuật của tôi, vì tôi không chính xác đó là gì, nhưng tôi tự nhận mình là chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, nghệ thuật đất và nghệ thuật đường phố.
Giống như nhiều nghệ sĩ khác lấy cảm hứng từ triết học tự nhiên và thẩm mỹ, Nữ Cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano kết hợp trí tuệ và lý thuyết với trực giác và hài hòa. Bức tranh của tôi diễn ra tự nhiên, tôi thường kết nối với cảm xúc của mình và để mọi thứ trôi qua. Tất nhiên có một số hình thức mà tôi thích vẽ. Tôi tìm kiếm những hình thức hoặc chuyển động của bàn tay mà tôi đánh giá cao hơn, Nữ Cư sĩ Phật tử Fabiana Nakano nói với tôi. Tôi luôn luôn ngạc nhiên khi hoàn thành tác phẩm nghệ thuật của mình vì tôi chưa thực hiện một dự án sáng tác nào trong đầu. Đó là một phần trong quá trình sáng tạo của tôi. Tôi từng nghe Flavio Shiró (một nghệ sĩ Nhật Bản sinh năm 1928) nói trong một cuộc phỏng vấn giống hệt về quá trình nghệ thuật rằng: Ông ấy không thể xem nó trước khi nó hoàn thành, bởi vì ông ấy thích cảm thấy tự nhiên.
Nghệ thuật của tôi là một biểu hiện cảm xúc của tôi cho thời điểm đó. Hầu hết thời gian tôi hy vọng sẽ mang đến cho người xem vẻ đẹp của cuộc sống, thiên nhiên và giâc mơ. Nhưng tôi cũng cố gắng vượt lên. Tôi tìm kiếm thứ gì đó khiến tôi ngạc nhiên hoặc mang lại cảm giác kỳ lạ hoặc bí ẩn trong tôi, giống như bí ẩn của cuộc sống.
Raymond Lam (Vân Tuyền dịch theo Buddhistdoor Global)