In trang này
4 nguyên tắc vàng trong kinh Phật giúp bạn thoát nghèo
Cập nhật ngày: 12/31/2018 5:47:25 AM

 

 

Sao tôi cứ nghèo mãi vậy? Tôi phải làm cách nào để thoát nghèo? Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ. Hãy lắng nghe và thực hành 4 nguyên tắc "vàng" trong Kinh Phật giúp bạn thoát nghèo

Nhiều người nghĩ rằng Phật hướng con người đến sự khổ hạnh. Nhưng sự thật không phải như vậy. Phật mong con người giàu có, càng giàu càng tốt. Kinh Phật có dạy 4 nguyên tắc vàng giúp bạn thoát được kiếp nghèo khổ

1.  Chớ bao giờ mong giàu

Bài liên quan

Chính những mong cầu giàu có của con người chúng ta khiến chính bản thân mình luôn cảm thấy mệt mỏi, đau khổ, dằn vặt. Tuy nhiên, chúng ta không biết rằng, trước tiên phải làm phúc, phúc sinh tiền. Chúng ta phải làm những việc có lợi cho đời, có ích cho người. Còn nếu chỉ suốt ngày ngồi nghĩ về tiền thì nó lại càng xa, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.

Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa. Nếu thắc mắc tại sao ta mãi nghèo thì xin trả lời rằng, theo Đức Phật dạy, ta nghèo là vì trong quá khứ đã mắc phải một lỗi lầm gì đó mà vẫn chưa chịu giác ngộ. Nếu nhận ra thì hãy xám hối âm thầm sẽ giúp ta nhanh chóng thoát được nghiệp cũ.

Càng mong cầu tiền, tiền càng xa...

Càng mong cầu tiền, tiền càng xa...

2. Hãy là người luôn giữ chữ tín

Xưa nay nhiều người nhờ chữ “tín”, nhờ đạo đức trong kinh doanh mà phát đạt, đem lại đời sống tốt đẹp không những cho bản thân và gia đình mình mà còn góp phần lớn công sức thúc đẩy xã hội phát triển. Bên cạnh đó, không ít người lắm tiền nhiều của do làm ăn phi pháp, buôn gian bán lận, lừa gạt người khác với nhiều thủ đoạn khác nhau: hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng… mà hệ quả là kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội trong đó có sự băng hoại về đạo đức.Thực tế cho thấy sự “thất tín” chưa bao giờ bền vững với thời gian. Bởi gieo nhân xấu sẽ tạo nghiệp ác. Do đó, Người Phật tử sau khi chọn được nghề nghiệp phù hợp còn phải luôn tâm niệm dấn thân làm giàu bằng con đường chân chính để tạo nghiệp thiện; mọi tài sản có được phải trong sạch, chính đáng bằng mồ hôi nước mắt và sự nỗ lực tinh tấn của trí tuệ. Có như vậy mới bản thân chúng ta, người thân của chúng ta mới an lạc và tài sản có được mới bền lâu.

 

3. Đừng lười biếng, hãy học hỏi không ngừng để trí tuệ phát triển

Vai trò của trí tuệ, tư duy trong tiến trình phát triển của xã hội nói chung và trong việc làm ăn kinh doanh làm giàu của mỗi con người nói riêng. Do đó, để làm giàu, ngườiPhật tử không chỉ cần có sự hiểu biết thấu đáo, toàn diện về ngành nghề, lĩnh vực mà mình đã lựa chọn mà còn phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức để có trí tuệ ưu việt với cái nhìn bao quát xa rộng, dự đoán các khả năng xấu có thể xảy ra mà kịp thời xử lý, ứng phó; làm hạn chế tối đa thiệt hại, bảo vệ tài sản an toàn tương đối trước các rủi ro vốn có trong chiến trường kinh tế.

4. Nếu chưa phải là người chăm chỉ thì đừng kêu ca

Bài liên quan

Có được một nghề nghiệp phù hợp mà nuôi tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nay làm chỗ này mai lại chạy chỗ khác.

Hoặc có ước mơ làm giàu nhưng không kiên trì bất chấp khó khăn mà nóng vội muốn làm giàu mau chóng sẽ phạm sai lầm là “đốt cháy giai đoạn” dẫn đến công việc đổ bể hoặc thậm chí “mất cả chì lẫn chài”.

Như vậy, chỉ uổng phí thời gian và công sức mà cuối cùng không thoát ra được vòng luẩn quẩn.

Vì vậy, người con Phật cần phải có sự siêng năng, kiên trì trên cơ sở mục tiêu hoạch định lâu dài, gặp khó khăn thì kiên trì tháo gỡ từng gút mắt để sao cho việc làm giàu xuất phát từ gốc rễ và cơ nghiệp của chúng ta có thể vững chãi trước mọi mối nguy nan.

Anh Nhy
 
 
In trang này