Trong chuỗi thức ăn của con người có cả nhựa
8,8 triệu tấn là con số rác thải nhựa xả ra các đại dương mỗi năm. Theo các nhà nghiên cứu, con số ấy tương đương với 5 túi bóng tạp hóa chứa đầy nhựa dải dọc bờ biển của 192 quốc gia. Theo một nghiên cứu khác thì chất liệu tổng hợp được tìm thấy không chỉ trong cá, rùa biển hay cá voi mà hiện nay, còn tìm thấy cả chính trong cơ thể con người.
Ông John Hocevar, một nhà sinh học biển ở Greenpeace cho biết: "Con người đang dần nhận ra sự ảnh hưởng của nhựa lên chính sức khỏe của mình. Ngày nay, nhựa có trong nước chúng ta uống, hải sản chúng ta ăn, trong muối biển và thậm chí ngay cả trong không khí chúng ta hít thở. Dễ hiểu, tất cả những điều đó làm chúng ta không hề dễ chịu chút nào".
Để hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà Trái đất đang phải đối mặt, hãy xem xét về sự bùng nổ đồ nhựa. Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International cho biết các công ty giải khát đã sản xuất ra 239 tỷ chai nhựa năm 2004 và con số đó đã được nhân đôi vào năm 2007 với 494 tỷ chai. Con số này được dự đoán sẽ không dừng lại và có thể lên đến 594 tỷ chai vào năm 2020. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hơn 1,6 tỷ chai nhựa sẽ được sản xuất mỗi ngày.
Vấn đề là hầu hết những chai và đồ nhựa được làm từ nhựa polymer nhiệt dẻo (PET) tái chế, chất liệu ít khi được tái xử lý hoặc tái sử dụng. Theo một nghiên cứu, trong tổng số chai nhựa được sản xuất từ những năm 50 thì chỉ có 9,5% được tái chế, phần còn lại được đốt, chất đống thành các bãi rác hoặc thả ra môi trường tự nhiên. Hiệp hội Thống kê Hoàng gia Anh đã lấy con số này là con số của năm 2018.
Nhận thức ban đầu nhằm ngăn thủy triều nhựa
Ước tính số lượng ống hút nhựa được sử dụng ở Mỹ đạt đến hàng triệu cái mỗi ngày. Khi những tác hại của nhựa lộ rõ, nhiều người tiêu dùng đã cam kết sẽ chuyển sang dùng ống hút giấy. Các chiến dịch loại bỏ ống hút nhựa đã được tuyên truyền bằng hình ảnh cá voi, rùa biển và các sinh vật biển khác đang phải vật lộn với chất thải nhựa.
Các công ty cam kết chống, hạn chế tối đa hoặc phân phối ống hút nhựa có American Airlines, Aramark, Disney, Hilton, Hyatt, Marriott International, Pret a Manger và Royal Caribbean.
Một số thương hiệu có kế hoạch loại bỏ ống hút nhựa dần dần, hoặc chỉ cung cấp cho những khách hàng yêu cầu. Các nhóm người khuyết tật đã lập luận chống lại việc cấm sử dụng ống hút hoàn toàn và cho rằng một số người không thể uống mà không có ống hút.
Sự thay đổi của thị trường là rất đáng kể, một trong những nhà sản xuất ống hút giấy lớn nhất ở Bắc Mỹ, Aardvark đã sản xuất số lượng ống hút giấy giữa năm 2018 gấp 7 lần so với cùng thời điểm vào năm ngoái. Theo ông Rory Leyden, Giám đốc điều hành của Hoffmaster Group Inc., công ty sở hữu Aardvark cho rằng công ty có trụ sở ở Ấn Độ dự tính sẽ sản xuất gấp 7 lần số lượng vào giữa năm 2019.
Ông Hoffmaster mua các nhà máy sản xuất ống hút vào năm 2018 và dự tính ống hút nhựa sẽ chiếm khoảng hơn 35% thị trường. Ông này nói: "Sau 120 ngày, nếu bạn nói với tôi rằng nhựa sẽ biến mất hoàn toàn và thay vào đó là ống hút giấy thì tôi sẽ trả lời rằng nó là điều có thể".
KPI tái chế nhựa được các thương hiệu lớn đặt lên hàng đầu
Giữa năm 2018, McDonald tuyên bố sẽ thay thế toàn bộ những ống hút nhựa bằng ống hút giấy. Quá trình này được bắt đầu từ các nhà hàng của thương hiệu này tại Anh và Ireland, theo kêu gọi của chính quyền châu Âu về loại bỏ những sản phẩm nhựa dùng một lần, trước khi phổ dụng tại các cửa hàng ở những quốc gia khác. Nỗ lực này sẽ góp phần đáng kể lượng ống hút nhựa thải ra môi trường vì chỉ tính riêng tại thị trường Anh, mỗi ngày, các nhà hàng McDonald's sử dụng tới 1,8 triệu ống hút.
Tuy nhiên, ngay cả khi số lượng ống hút được tổng hợp lại thì chúng cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các đại dương trên thế giới. Một nghiên cứu vào năm ngoái cho thấy 46% chất thải nhựa ở Đảo rác Thái Bình Dương, bãi rác khổng lồ giữa California và Hawaii lại là lưới đánh cá. Một số lưới bị thất lạc, một số khác hỏng và bị bỏ lại.
Trong hơn ba thập kỷ làm sạch biển của Ocean Conservancy, bộ lọc thuốc lá có chứa sợi nhựa là phổ biến nhất (tính theo số lượng, không kể trọng lượng). Một cuộc kiểm tra chất thải do nhóm môi trường Break Free From Plastic thực hiện cho biết những thương hiệu tiếp tay cho ô nhiễm nhựa chính là Coca-Cola và Nestle... họ là các nhà sản xuất đồ uống đóng chai lớn.
Nestle, nhà đóng chai của Arrowhead ở Ba Lan và các nhãn hiệu nước giải khát khác đặt mục tiêu sử dụng 50% nhựa tái chế trong sản xuất vào năm 2025, gấp bốn lần việc sử dụng PET tái chế.
Tỷ lệ tái chế vẫn còn thấp ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hơn 1/4 số nhựa ở các đại dương trên thế giới có nguồn gốc từ 10 con sông thì 8 trong số đó ở châu Á.
Các tổ chức môi trường khẳng định tái chế không thể cứu vãn tất cả, quan trọng là tìm ra các giải pháp thay thế bao bì. Bà Cohen thuộc Liên đoàn chống ô nhiễm nhựa đưa ra ví dụ như chai thủy tinh sẽ giúp giảm chất thải nhựa, và nếu chúng được sản xuất rộng rãi thì sẽ nhanh chóng phổ biến. Điển hình, các dịch vụ giao hàng cũ cung cấp sữa trong chai thủy tinh. "Lợi thế của thủy tinh là không độc hại và không phản ứng".
Nhiều người ủng hộ cho rằng động lực lớn nhất khiến các công ty thay đổi dịch vụ của mình đến từ các cá nhân có ý thức cắt giảm đồ nhựa dùng một lần. Các nhóm môi trường khuyến khích mọi người mang theo chai nước cá nhân và họ cũng trao đổi với các nhà quản lý nhà hàng và thị trường về các sản phẩm thay thế nhựa.
Bà Dio Ives, Giám đốc điều hành của tổ chức môi trường phi lợi nhuận Lonely Whale cho biết: "Chúng tôi hiểu rằng chỉ cấm ống hút nhựa thôi là chưa đủ. Ngay hôm nay bạn có thể mang chai nước cá nhân bên mình hoặc quyết định không mua dưa chuột được đựng trong túi nhựa. Chỉ một hành động như vậy đã góp phần bảo vệ mội trường".
Ông Geyer, giáo sư sinh thái công nghiệp tại Đại học California nhấn mạnh: "Nhựa ở trước mắt mọi người. Mọi người quan tâm đến nó và muốn làm một cái gì đó". Ông Grey cũng có thái độ hoài nghi về những công ty kiên quyết xử lý chất thải nhựa. Ông lo ngại rằng một số trong đó chỉ quan tâm đến quan hệ đại chúng hơn là làm chậm lại thủy triều nhựa.
"Điều thúc đẩy tôi đó là con người nói chung và người tiêu dùng nói riêng, họ đang thật sự lo lắng. Họ không thực sự thích thú với những gì họ thấy và đang quyết tâm làm một điều gì đó", ông Geyer nói.