>>Tin tức Phật giáo mới nhất Sáng 24/3 (19/2 âm lịch), lễ chính Lễ Hội Quán Thế Âm Đà Nẵng đã diễn ra tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Hàng chục nghìn người đã về dự. Đây là lễ hội lớn nhất Đà Nẵng, được tổ chức hàng năm. Từ sáng sớm, đoàn chư tôn, tăng ni trên cả nước đã rước kiệu Phật lên đài chính làm lễ. Các phật tử cung kính hai bên. "Quán Thế Âm Bồ Tát" là biểu trưng của lòng từ bi bác ái vậy nên hình thức của các nữ phật tử cũng phải đáp ứng tiêu chí này. Đặc biệt hơn nữa gia đình của diễn viên bắt buộc là gia đình phật tử thuận thành và nữ diễn viên đó cũng là phật tử thường xuyên tới chùa", thượng tọa Thích Huệ Vinh nói. Trước khi lễ hội diễn ra các nữ sinh được nhận thủ vai "Quán Thế Âm Bồ Tát" được trực tiếp thượng tọa Thích Huệ Vinh giảng dậy về các Hạnh nguyện của Đức Bồ Tát. Các nữ sinh bắt buộc thực hiện ăn chay trường 3 tháng trước khi nhập vai. Nguyễn Lê Mai Song (trái) được đảm nhận một trong các hình tướng của Quán Thế Âm. Còn Đăng Khanh hóa thân trong hình tướng khác của Mẹ Quán Thế Âm (phải). Ngoài ra, lễ hội còn có sự xuất hiện của hai nàng "Quán Thế Âm Bồ Tát" khác. Vị này là hiện thân của từ bi. Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Lễ hội năm nay đặc biệt hơn nữa khi có sự góp mặt của các đoàn Phật giáo quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia cùng hàng chục nghìn Phật tử, khách du lịch trong và ngoài nước. Nghi thức dâng hoa lên Quán Thế Âm. Các chư tôn, tăng ni và lãnh đạo địa phương sau đó cùng thả bóng bay cầu cho hoà bình. Tượng Quán Thế Âm được rước kiệu đi qua nơi các phật tử đứng tham dự lễ. Đây là phần quan trọng nhất của Lễ hội. Năm 2000, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch xếp hạng lễ hội Quán Thế Âm tại Đà Nẵng là một trong 15 lễ hội chính thức lớn nhất cả nước.