In trang này
Sự cuồng tín và tội ác
Cập nhật ngày: 5/24/2019 8:18:04 AM

 

Niềm tin mù quáng và sự cuồng tín tâm linh khiến tâm hồn của nhiều người bị mê muội dẫn đến những hành vi lệch lạc, thậm chí phạm tội 1 cách man rợ.

Cuối năm 2018 tại xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án mạng giết người. Đối tượng là Trần Thị Thêm đã giết chính hàng xóm của mình. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận do mê tín dị đoan nên giết người để thế mạng.

Cách đây không lâu, năm 2017, vụ án bà nội sát hại cháu ruột 20 ngày tuổi ở Thanh Hóa từng gây xôn xao dư luận. Kết quả điều tra cho thấy, đối tượng được thầy bói phán “cháu gái bà là yêu nghiệt trong gia đình, nếu cháu gái sống thì bà sẽ tử vong và ngược lại”. Tin lời thầy bói, bà đã sát hại chính cháu nội của mình và dựng lên màn kịch bắt cóc trẻ em.

Cuồng tín và tin vào sức mạnh của một thế giới vô hình khiến nhiều người vẫn đang đánh cược tiền bạc, hạnh phúc, tính mạng của mình. Thậm chí sức mạnh của thánh thần, quỷ dữ còn được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội để lôi kéo những kẻ nhẹ dạ cả tin.

Cuồng tín và tin vào sức mạnh của một thế giới vô hình khiến nhiều người vẫn đang đánh cược tiền bạc, hạnh phúc, tính mạng của mình.

Cuồng tín và tin vào sức mạnh của một thế giới vô hình khiến nhiều người vẫn đang đánh cược tiền bạc, hạnh phúc, tính mạng của mình.

Bài liên quan

Những ngày gần đây, vụ án 4 người phụ nữ ở tỉnh Bình Dương, được cho là theo Pháp luân công giết 2 đồng môn của mình rồi phi tang trong thùng nhựa đổ bê tông gây rúng động dư luận cả nước. Nguyên nhân ban đầu được xác định do, trong quá trình tu tập quá khắc nghiệt nên 1 nạn nhân bỏ trốn bị ngã và tử vong. Nạn nhân còn lại bị chính người đồng môn của mình mua kích điện về kích cho nạn nhân bất tỉnh sau đó dùng dây dù siết cổ nạn nhân cho đến chết.

Trong câu chuyện ở Bình Dương, Đại tá PGS-TS, chuyên gia tâm lý Tội phạm học Bộ Công an Đỗ Cảnh Thìn cho rằng, dù có bất kỳ lý do gì cũng không biện minh được hành vi giết người. Bởi, không ai có quyền tước đoạt mạng sống của người khác. Đấy là quyền con người được quy định trong Hiến pháp. Cho nên, dù hành vi đó họ cho là niềm tin tôn giáo, hoặc ma quỷ nhập hồn để giết người, thì đó chính hành vi phạm tội, và hành vi đó cần bị lên án và xử lý.

Chúng ta thấy rằng, tâm lý diễn ra ở đây là “họ biết hành vi đó không được phép, man rợ và cần được trừng trị nhưng vì có những động cơ, mục đích riêng và họ che giấu mục đích đó nên họ lấy cớ là do tôn giáo. Bởi, trong nhóm đó, có những người muốn làm thủ lĩnh, họ muốn lôi kéo nhiều người khác vì hành vi vụ lợi hoặc vì động cơ nào đó thì họ sẵn sàng làm việc đó”.

Chúng ta thấy rằng, tâm lý diễn ra ở đây là “họ biết hành vi đó không được phép, man rợ và cần được trừng trị nhưng vì có những động cơ, mục đích riêng và họ che giấu mục đích đó nên họ lấy cớ là do tôn giáo. Bởi, trong nhóm đó, có những người muốn làm thủ lĩnh, họ muốn lôi kéo nhiều người khác vì hành vi vụ lợi hoặc vì động cơ nào đó thì họ sẵn sàng làm việc đó”.

Bài liên quan

“Chúng ta cũng phải thấy rằng, không thể lấy lý do tôn giáo mà không có tôn giáo nào ở đây cho phép giết người. Chính những người tham gia vụ án, vụ việc này họ tự biết rằng, họ đang có động cơ, mục đích gì? Điều đó, đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ”- PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn chia sẻ.

Nhìn ở góc độ tâm lý tội phạm, theo PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn, trước hết chúng ta phải thấy rằng, niềm tin mơ hồ của tôn giáo có sức mạnh ghê ghớm nó dẫn dắt con người ta vào những hành vi đôi khi vô thức. Bên cạnh đó, giữa niềm tin tôn giáo với hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi giết người hoàn toàn khác nhau. Nếu nói rằng những người thực hiện hành vi giết người đó không ý thức được hành vi của mình thì điều đó không đúng. Vì vậy, chúng ta thấy rằng, tâm lý diễn ra ở đây là “họ biết hành vi đó không được phép, man rợ và cần được trừng trị nhưng vì có những động cơ, mục đích riêng và họ che giấu mục đích đó nên họ lấy cớ là do tôn giáo. Bởi, trong nhóm đó, có những người muốn làm thủ lĩnh, họ muốn lôi kéo nhiều người khác vì hành vi vụ lợi hoặc vì động cơ nào đó thì họ sẵn sàng làm việc đó”.

Nhìn ở góc độ tâm lý tội phạm, theo PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn, trước hết chúng ta phải thấy rằng, niềm tin mơ hồ của tôn giáo có sức mạnh ghê ghớm nó dẫn dắt con người ta vào những hành vi đôi khi vô thức.

Nhìn ở góc độ tâm lý tội phạm, theo PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn, trước hết chúng ta phải thấy rằng, niềm tin mơ hồ của tôn giáo có sức mạnh ghê ghớm nó dẫn dắt con người ta vào những hành vi đôi khi vô thức.

Về lý do vì sao hiện nay còn rất nhiều người tin vào thế lực siêu nhiên, ảnh hưởng đến cuộc sống, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn cho rằng, đó là do nhận thức còn rất hạn chế về mặt xã hội, thiếu kiến thức, đặc biệt là kiến thức về khoa học, kiến thức về xã hội. Bên cạnh đó, nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Họ bị mê muội, bị dẫn dắt bởi những thông tin mơ hồ và lừa bịp. Chính vì vậy, họ bị lôi kéo tham gia những giáo phái lạ.

Thực tế, trong những năm vừa qua, lợi dụng tôn giáo, nhiều tà đạo xuất hiện làm cho những người dân, nhất là người hạn chế về nhận thức, mu muội nghe theo. Đặc biệt, trong những lúc tâm trạng có nhiều xáo động do vướng bận công việc, sức khỏe, gia đình... Nghe theo giáo phái lạ, người ta dễ có những hành động bộc phát, vi phạm pháp luật

Về vấn đề này, PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn cho biết, chính sách Nhà nước rất rộng mở và tiến bộ trong các vấn đề về tự do tín ngưỡng và các tôn giáo được tôn trọng hành nghề. Nhưng những hành của những giáo phái không chính thống, có hiện tượng bất thường và không mang lại lợi ích cho xã hội thì chúng ta cần phải cảnh giác.

Điều quan trọng nhất, chúng ta cần có niềm tin tích cực trong cuộc sống và nhận biết để hành động theo đúng pháp luật và tôn trọng những giá trị con người, tôn trọng đạo đức xã hội. Qua đó, hạn chế được những điều mu muội, bị dẫn dắt bởi những thông tin sai lệch, có thể phương hại đến tính mạng, tài sản.

Bài liên quan
PV VOV
 
 
In trang này