In trang này
Vô ưu
Cập nhật ngày: 6/2/2019 3:07:28 PM
 Luang Por Liem Thitadhammo1, một Tăng sĩ Phật giáo theo truyền thống tu trong rừng (Forest Monastery), sinh năm 1941, ở tỉnh Sri Saket thuộc Đông bắc Thái Lan. Sau khi thọ Đại giới ở tuổi 20, ngài tu học tại một số chùa, đến năm 1969 gia nhập hệ phái Forest Tradition dưới sựớng dẫn của cao tăng Luang Pu Chah (Ajaan Chah). Dưi đây là các bài pháp ngắn ngài giảng trong chuyến viếng thăm Úc.

vouu.jpg

Thích nghi

Trong việc thực hành Pháp, mọi sự tiến triển dần dần. Ta không thể ép buộc hay hối thúc mọi sự dưới mọi hình thức, tương tự như cách ta xây tu viện này 2. Nếu muốn xây một tu viện, ta cần tiến hành từ từ, từng chút, từng chút. Ta phải có sự thích nghi với những phát triển mới trong các bước. Đây cũng là thái độ cần có đối với việc thực hành Pháp. Muốn hoàn thành tất cả mọi thứ trong một ngày là điều không tưởng, nên ta cần đi từng bước một.

Tôi không nghĩ có sự khác biệt gì ở đây, vì Úc và Thái khá giống nhau: Khi người ta hạnh phúc hay khổ đau, ở đâu cũng giống nhau.

Dĩ nhiên, tình cảm con người cũng tùy thuộc vào điều kiện sống, khí hậu, nhưng thực ra khí hậu chỉ trở thành chướng ngại khi sự chống đỡ của cơ thể yếu. Nếu ta đã thiết lập được sự chống đỡ, thì việc khác biệt khí hậu không có gì ghê gớm. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh không phải là vấn đề - đó chỉ là vấn đề thích nghi của ta đối với hoàn cảnh. Việc tu hành cũng thế. Ta không thể mong là việc thực hành của mình luôn suôn sẻ. Ta cần phải quán chiếu sâu hơn để thấy việc thực hành là luôn phải thích nghi. Cái gì không đủ ta thêm vào, cái gì không tốt ta bỏ đi.

Nhưng hãy nhớ, nếu quan điểm của ta sai lệch, thì sự tiến triển của ta không thể đúng hướng. Khi ta có các quan điểm sai lệch, ta chưa thể hoàn thiện trong Pháp.

Thí dụ có người thấy một miếng đất không bằng phẳng, gồ ghề, thì nghĩ là miếng đất không sử dụng được. Không đúng như thế. Nếu ta biết san bằng, làm phẳng lại, thì mảnh đất vẫn có thể sử dụng. Ngay cả khi mảnh đất gồ ghề, ta vẫn có thể sử dụng nếu biết vun quén. Ngược lại, nếu mọi thứ không được sắp xếp cho phù hợp, thì dầu mảnh đất có bằng phẳng, phì nhiêu, cũng không đem lại kết quả khả quan.

Khổ

Khổ3 trong Tứ diệu đế có thể chia làm hai: khổ thân và khổ tâm. Khổ tâm là do tà kiến. Nó phát khởi bất cứ khi nào tâm bị các yếu tố bất thiện như si hay tham chế ngự.

Nhưng khi quán sát cái khổ nơi thân, ta nhận thấy rằng đó là những thứ ta luôn cảm nhận nơi thân. Có thể nói đó là một phần của chính cuộc sống. Có sống thì có khổ. Các cơ quan trong cơ thể cần bài tiết cũng là khổ. Đói và khát cũng là những cảm giác khó chịu, trái ngược lại là cảm giác dễ chịu, nhưng thực ra cả hai quá trình này cũng là khổ.

Khổ đến từ tâm tham, hay taṇhā. Taṇhā là trạng thái không biết đủ. Giống như các biển lớn dầu tất cả các dòng sông có đổ vào cũng không bao giờ đầy, nên tâm tham cũng không bao giờ được thỏa mãn. Vì thế Đức Phật đã nói kệ: “Không có sông nào như tâm tham” (Pháp cú 251).

Còn lại gì?

Khi thực hành chánh niệm trên thân, ta chú tâm vào sự hoại diệt, kết thúc của thân. Ta chú tâm vào việc quán sát để thấy rằng thân không bền vững và nó không thể là cái ngã của ta.

Mỗi ngày cái chết luôn xảy đến cho ta, nhưng đó là cái chết giấu mặt, không phải là cái chết rõ ràng như ở thân. Ta có thể nhìn thấy điều đó qua thực tại là sự vật đổi thay. Chúng ta chết từ là đứa trẻ khi trở thành người lớn. Rồi điều đó cũng chết. Khi ta bước vào giai đoạn sống, khi thân hoại và không thể kiểm soát được như trước, cũng là chết. Các thành tố của cuộc sống hoạt động theo tính chất của chúng, rồi tan rã. Đất theo đất, nước theo nước, lửa theo lửa và gió theo gió. Có còn lại gì để ta có thể coi là hành trang của mình nữa đâu?

Tan chảy như tuyết

Thời gian chậm rãi trôi qua. Đức Phật đã ví chúng sanh với con vật đang bị kéo đến lò mổ. Quãng đời của ta giống như giọt sương trên đầu ngọn cỏ - hay giống như tuyết rơi mà ta làm thành banh tuyết 4 - nếu nó ra nắng sẽ tan chảy, và khi gió thổi nó bốc hơi, rồi biến mất.

Đức Phật muốn chúng ta quán tưởng về cuộc sống theo cách này để tự chủ, không bị những thứ bất tịnh - các uế nhiễm và tham ái - lung lạc, không phóng dật.

LUANG POR LIEM
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Trích dịch theo No Worries. 
Nguồn: “Luang Por Liem No Worrries”, HolyBooks.com)

........................ 

1 Ở Thái Lan, “Luang Por” là danh hiệu cao quý dành cho các Trưởng lão Tăng, có nghĩa là “Sư phụ”.

2 Tu viện Bodhivana ở Melbourne, Úc.

3 Thưng được coi là sự bất mãn, khó chịu hay căng thẳng.

4 Luang Por Liem vừa thấy tuyết trên núi Donna Buang gần Melbourne.

In trang này