Chúng ta cùng đồng hành theo ký ức từng bước chân tu tập của hai vợ chồng tài danh Công Vinh - Thủy Tiên:
2015: Sáng 20/4, trong khi các đồng đội ở Becamex Bình Dương chuẩn bị lên đường sang Trung Quốc tham dự AFC Champions League, thì Công Vinh ở lại Hà Nội, cùng Thủy Tiên tới lễ chùa Long Quang tự (Thanh trì, Hà Nội). Được biết, tại đây, 2 vợ chồng Công Vinh đã tham gia Lễ Quán đảnh truyền pháp của Mật Tông Tây Tạng. Tại đây, Công Vinh chính thức là Phật tử, Thủy Tiên cũng đã thụ lễ quy y thành Phật tử chính tại chùa này.
Sau khi quy y, Công Vinh cho biết: "Đã từ lâu, hai vợ chồng chúng tôi đều hướng đến những điều tốt đẹp của triết lý Phật giáo, việc quy y càng tạo điều kiện cho chúng tôi tu nhân, tích đức làm nhiều điều thiện".
Vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên có nhiều duyên với cửa Phật. Trước đó, trong đám cưới của mình, cả hai đã tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa ở Kiên Giang, quê Thủy Tiên và sau đó đãi tiệc chay.
Sau khi kết thúc nghi thức đầu tiên, gia đình 2 bên chuẩn bị 20 bàn tiệc chay tại chùa để tiếp đãi khách. Điểm đặc biệt là thực đơn cỗ chay có món ăn mang tên gọi độc lạ như: Ngưu sơn đầu hỏa, Một thoáng quê hương, Thủy triều ngưu tất, Long hoa hải hội...
Việc Thủy Tiên cùng chồng vào chùa, theo nhiều thông tin, xuất phát từ một niềm tin có từ nhỏ của Thủy Tiên. Nữ ca sĩ nổi tiếng từng có tuổi thơ không hề êm ả. Theo lời kể của Thủy Tiên cách đây vài năm, hoàn cảnh gia đình cô thời thơ ấu cực khổ, khó khăn, gắn liền với nỗi đau mất mát, những dòng nước mắt. Năm lên 9 tuổi, bố Thủy Tiên qua đời do bệnh lao phổi. Mất mát lớn kéo theo nhiều chuyện buồn đến cho gia đình, những cũng là động lực để cô thoát nghèo khó ở tuổi 18 bước lên Sài Gòn theo đuổi giấc mơ âm nhạc.
Sau khi bố mất không lâu, mẹ cô vì quá lao lực bị đau dạ dày nặng, nôn ra máu. Nhà nghèo không có tiền đi khám nên ai cũng nghĩ mẹ Thủy Tiên bị viêm phổi giống chồng nên uống thuốc trị lao phổi. Chữa trị sai khiến bệnh của bà càng lúc càng nặng và có lúc suýt mất mạng. Hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn không thể vào bệnh viện, cô và mẹ tìm đến chùa để được cưu mang. Mối duyên với nhà Phật đã có trước của gia đình cô nay càng thêm gắn bó từ đây.
Trong chùa, mẹ Thủy Tiên được cho tá túc ở gian nhà nhỏ phía sau. Được uống thuốc lá, mẹ cô dần khỏe và thoát khỏi lưỡi hái tử thần một cách kỳ diệu. Đến sau này, “công chúa tuyết trắng” vẫn xem đấy như mối duyên kỳ ngộ. Từ đó, Thủy Tiên tích cực đi chùa, làm việc thiện, tin vào nhân - quả ở đời.
Chính vì vậy, với việc Công Vinh gửi mình nơi cửa Phật thì theo Công Vinh cả 2 vợ chồng sẽ thuận lợi hơn trong việc tu nhân, tích đức và làm việc thiện.
Khi trở thành Phật tử thuần thành, thích đi chùa, ăn chay và làm từ thiện, năm 2016, hai vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên vừa mới khánh thành cây cầu tình nghĩa ở Kiên Giang để giúp các em học sinh nghèo đến trường an toàn hơn. Cả Vinh và Tiên cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện cho người nghèo.
Công Vinh cho biết chính giáo lý của Phật pháp đã mang lại niềm tin cho anh cả trong cuộc sống lẫn khi thi đấu trên sân. Công Vinh luôn nhắc đi, nhắc lại quy luật nhân - quả của đạo phật làm kim chỉ Nam cho anh trong cách ứng xử với con người cũng như trong quá trình tập luyện thi đấu.
Thủy Tiên chia sẻ rằng trước đây để đi qua sông, các em học sinh phải đi qua cầu khỉ, nhiều khi trời mưa trơn trợt bị té xuống ướt hết quần áo và tập vở. Giờ đây có cây cầy bê tông này, sự đi lại của mọi người sẽ dễ dàng, thuận tiện và an toàn hơn. Hai vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên luôn cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi mang lại niềm vui cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh cây cầu tình nghĩa, vợ chồng Công Vinh cũng chi tiền lát thêm một số đoạn đường để người dân quanh vùng không phải lội bùn sình vào mùa mưa. Ngoài ra, cặp đôi này còn quyết định mua 40 lu lớn để tặng người dân tiện tích trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt. Vì đây là vùng ngập mặn, rất khan hiếm nước ngọt sử dụng.
Từ ngày yêu và cưới Thủy Tiên, Công Vinh bắt đầu biết ăn chay, đi chùa và chăm làm từ thiện. Hai vợ chồng luôn tin vào Phật pháp và siêng năng làm từ thiện để mang sức mình giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội.
Những khi hành hương về miền đất Phật là lúc hai vợ chồng hạnh phúc nhất, giống được trở về quê hương của mình. Ngoài việc được đắm chìm trong không gian Phật giáo, vợ chồng Thủy Tiên còn cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới. Thủy Tiên còn hài hước nói rằng khi tu thì “thân ai người nấy lo” vì dù yêu nhau đến mấy thì lúc chết vẫn phải đi một mình.
2018:
Lê Công Vinh chia sẻ quyết định viết tự truyện vì các em nhỏ nghèo như mình ngày xưa để các em có thêm hi vọng mà tự tin, cố gắng trên bước đường cuộc sống.
Hướng đến việc thiện nguyện là điều mà Công Vinh và Thủy Tiên đã thống nhất khi quyết định dành nhiều tâm huyết để thực hiện cuốn sách này.
Nếu sách bán chạy, nhiều người mua đồng nghĩa với việc quỹ tiền từ thiện sẽ có nhiều đủ để giúp nhiều người khó khăn hơn, thì vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh và các cá nhân có hoàn cảnh khó nghèo được giúp đỡ, sẽ rất biết ơn những người đã bỏ tiền mua sách. "Tôi cảm thấy anh Vinh có câu chuyện đáng để kể lại. Ngoài kia có rất nhiều cậu bé có ước mơ trở thành một cầu thủ như anh Vinh, nên đây không phải là cuốn sách riêng về cuộc đời anh Vinh mà còn truyền cảm hứng để rất nhiều bạn trẻ có nghị lực theo đuổi ước mơ.
2019:
Trong nhà Công Vinh Thủy Tiên, không đổ tiền vào chơi cây cảnh đắt tiền, vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên hướng tới phong thái an nhiên, thư thái của đạo Phật nên có thêm những đồ vật gợi nhớ hình ảnh Phật pháp mang lại cảm giác thư thái, an yên.
Biệt thự của cặp đôi Công Vinh - Thủy Tiên nằm ven sông thơ mộng ở quận 7, TP HCM. Ngôi nhà rộng 300m2, có 5 phòng ngủ, trong đó 100m2 dành cho diện tích vườn trồng rau sạch. Tổng kinh phí để xây nhà khoảng gần 10 tỷ đồng. Cộng với tiền đất, căn biệt thự ngốn trên 22 tỉ đồng (khoảng 1 triệu USD).
Mọi thứ khá giản dị, có nhiều tượng Phật và những biểu tượng của Phật pháp.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đạo sư trên bức ảnh là ai?
Đây là Hóa thân Thứ Chín được Đức Đạt Lai Lạt Ma Thừa nhận. Đức Jigme Khyentse Rinpoche là con trai út của Terton Kangyur Rinpoche, từ khi còn rất nhỏ, ngài đã được đức Thánh sư Karmapa 16 và Thánh sư Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche chứng nhận là tái sinh của Jamyang Khyentse Chokyi Lodro (Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö Rinpoche là hoá thân của Jamyang Khyentse Wangpo (1820–1892), một bậc thầy, một học giả, bậc khám phá terma nổi danh vào thế kỷ 19. Ông là nhân vật dẫn đầu trong phong trào bất bộ phái Rime.
Đạo sư chính của ngài chính là cha của ngài cùng các bậc thánh sư vĩ đại Kangyur Rinpoche, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, Kyabje Dudjom Rinpoche và Kyabje Trulshik Rinpoche.
Ngài trải qua thời thơ ấu ở Darjeling với cha mẹ của Ngài. Sau sự viên tịch của Kyabje Kangyur Rinpoche, Ngài đã có một thời gian dài thân cận với Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche ở Ấn Độ, Nepal và Bhutan, đã nhận được nhiều bài học quý báu. Vào năm 1980, Rinpoche đến châu Âu với mẹ của Ngài và định cư cùng gia đình.
Đức Jigme Khyentse Rinpoche hiện đang nắm giữ (đứng đầu) dòng truyền thừa của đức A đề sa (Atisha), và đã hoàn thiện các giảng dạy Lojong (đào luyện tâm) của Đại Thừa. Ngài có sự hiểu biết sâu sắc của Kim Cương thừa, và thể hiện tinh thần giữ các giới nguyện rất hiệu quả đối với tất cả những giới hạnh của mỗi cấp.
Đức Jigme Khyentse Rinpoche thường giảng Pháp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tại nhiều nơi trên thế giới. Ngài là một trong những người đứng đầu nhóm dịch giả Padmakara - nhóm đã có những bản dịch thuật tuyệt vời bao gồm những cuốn như Nhập Bồ tát hạnh của Tịch Thiên, Lời vàng của thầy tôi của Patrul Rinpoche, Bông Sen Trắng của Jamgon Mipham và Kho báu của những phẩm chất toàn hảo của Terton Kangyur Rinpoche.
Ngôi nhà đầy chất thiền an tĩnh của hai vợ chồng Công Vinh, Thủy Tiên:
Chúc hai vợ chồng luôn tinh tấn!
Om mani padme hum
Nguồn Clip: Pháp thoại khai tâm
Ca sĩ Thủy Tiên chia sẻ Phật pháp cho hàng nghìn sinh viên tại chùa Hoằng Pháp.