In trang này
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường
Cập nhật ngày: 8/16/2019 4:12:50 PM

Trên cơ sở triết lý Duyên khởi, Phật giáo cho rằng, những hiểm họa về môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn nạn nghèo đói... mà nhân loại ngày nay đang đối mặt là chính từ hậu quả của tư duy và hành động “Tham, Sân, Si” của con người đối với thế giới tự nhiên.

>> Phật giáo và môi trường

Thời đại mà chúng ta đang sống được gọi là “thời đại công nghệ 4.0” tức là thời đại của khoa học kĩ thuật tiên tiến, của máy móc hiện đại. Song song với sự hiện đại và tiện ích đó con người phải đối diện với những vấn đề ô nhiễm môi trường, những thiệt hại sinh thái gây ra và tất cả những điều ấy đang bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. 

Nếu Tỳ – kheo vì Tam bảo mà trồng xuống ba loại cây: Một là cây ăn quả; hai là, cây có hoa; ba là, cây có lá: điều này chỉ có phước không có tội

Nếu Tỳ – kheo vì Tam bảo mà trồng xuống ba loại cây: Một là cây ăn quả; hai là, cây có hoa; ba là, cây có lá: điều này chỉ có phước không có tội

Phật giáo là tôn giáo có ý thức bảo vệ môi trường một cách sâu sắc, không chỉ coi trọng bảo vệ tâm hồn bên trong con người mà đồng thời chú ý sự cân bằng sinh thái bên ngoài. 

Trên cơ sở triết lý Duyên khởi, Phật giáo cho rằng, những hiểm họa về môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, vấn nạn nghèo đói,... mà nhân loại ngày nay đang đối mặt là chính từ hậu quả của tư duy và hành động “Tham, Sân, Si” của con người đối với thế giới tự nhiên. 

Trồng hoa, trồng cây ăn quả, để tịnh hoá làm sạch không khí, bảo vệ nguồn nước, lợi người ích vật, ích mình lợi người, tất nhiên có thể tăng thêm công đức.

Trồng hoa, trồng cây ăn quả, để tịnh hoá làm sạch không khí, bảo vệ nguồn nước, lợi người ích vật, ích mình lợi người, tất nhiên có thể tăng thêm công đức.

Trong Tỳ – ni – mẫu kinh quyển 5, Đức Phật cho biết: “Nhược Tỳ – kheo vì Tam bảo chủng tam chủng thụ: Nhất giả, quả thụ nhị giả hoa thụ; tam giả, diệp thụ: thử đãn hữu phước vô quá” (Nếu Tỳ – kheo vì Tam bảo mà trồng xuống ba loại cây: Một là cây ăn quả; hai là, cây có hoa; ba là, cây có lá: điều này chỉ có phước không có tội) 

Trong Tăng nhất A hàm kinh quyển 10, Đức Phật cũng nói rằng: “Viên quả thí thanh lương, kiều lương độ nhân dân, cận đạo tác thanh xí, nhân dân đắc hưu tức”. Trồng hoa, trồng cây ăn quả, để tịnh hoá làm sạch không khí, bảo vệ nguồn nước, lợi người ích vật, ích mình lợi người, tất nhiên có thể tăng thêm công đức.

Bài liên quan

Với tư cách là một tôn giáo truyền thống của người Việt Nam, Phật giáo đã đóng vai trò tích cực trong việc hình thành nếp sống và ý thức tham gia bảo vệ môi trường hiện nay bằng nhiều cách, thể hiện cụ thể trên các mặt sau: 

Thứ nhất, bảo vệ mạng sống. Lối sống ăn chay không ăn thịt của nhà Phật còn có cơ sở từ thuyết Nghiệp và Nhân quả  rất có ý nghĩa đối với ý thức và hành động về môi trường. Theo Phật giáo, muốn thoát khổ, chấm dứt vòng luân hồi, con người phải tạo nghiệp thiện, mà trước hết là không được sát hại sinh linh, cũng như không khuyến khích sát hại sinh linh. Đó chính là ý thức về môi trường sống thiện, mang tính nhân bản, rất có ý nghĩa giáo dục về môi trường trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. 

Phật giáo là tôn giáo có ý thức bảo vệ môi trường một cách sâu sắc, không chỉ coi trọng bảo vệ tâm hồn bên trong con người mà đồng thời chú ý sự cân bằng sinh thái bên ngoài.

Phật giáo là tôn giáo có ý thức bảo vệ môi trường một cách sâu sắc, không chỉ coi trọng bảo vệ tâm hồn bên trong con người mà đồng thời chú ý sự cân bằng sinh thái bên ngoài.

Thứ hai, lối sống giản dị, tiết kiệm, cân bằng, “thiểu dục tri túc” của Phật tử sẽ góp phần làm giảm sức ép vào môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. 

Thứ ba, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục Phật tử nhận thức mối liên hệ mật thiết giữa con người với thế giới tự nhiên qua giáo lí duyên khởi và vô ngã, từ đó gây dựng niềm tin về một đạo đức ứng xử “thiện” với tự nhiên, môi trường nhằm tiến tới một thế giới chung an bình, tốt đẹp.  

Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống trong điều kiện hiện nay, theo Phật giáo, cần phải hoạch định được phương thức giáo dục và định hướng sống “thiện” với tự nhiên, giúp tín đồ hình thành thói quen có ý thức tự giác cao với những hệ quả của hành vi bản thân đối với môi trường.

Tuệ Như
 
 
In trang này