In trang này
Cúng Phật như thế nào cho đúng ý nghĩa?
Cập nhật ngày: 9/15/2019 8:11:36 AM

Cúng Phật là nói tắt, nói cho đủ là cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng.

 >>Kiến thức

Ý nghĩa về cúng Phật

Có người sẽ hỏi: Tại sao đức Phật đã là bất sinh, bất diệt mà lại còn phải cúng dường? Thật ra, Đức Phật đã thoát ra ngoài vòng sinh tử, thì đâu còn hạn cuộc trong sự ăn uống. Nhưng đây chỉ là một hình thức để ngụ ý rằng, mặc dẫu Phật đã nhập diệt lâu rồi, nhưng đối với chúng ta, bao giờ cũng xem như Ngài còn tại thế. Xưa, các đệ tử, các đàn-na thí chủ đã cúng dường Ngài như thế nào, nay chúng ta vẫn tiếp tục cái cử chỉ ấy. Sự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật, có cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng nhơn sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật, hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.

Cúng Phật là nói tắt, nói cho đủ là cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng.

Cúng Phật là nói tắt, nói cho đủ là cúng dường Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Cúng dường có nghĩa là cung cấp và nuôi dưỡng.

Phải cúng Phật với những gì? (Về sự)

Vẫn biết rằng chúng ta nên cúng dường Phật để hình dung như Ngài còn tại thế, nhưng nếu chúng ta, mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ thức ăn uống, nào yến tiệc cỗ bàn linh đình thì thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của sự cúng Phật.

Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Năm món diệu hương để cúng Phật

Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật, thì tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến?

Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật, thì tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến?

Ðoạn trên là nói về Sự, về hình tướng bên ngoài để cúng Phật. Còn về phương diện Lý, thì phải dùng năm món diệu hương để cúng Phật như sau:

Bài liên quan

a) Giới hương: Pháp thân của Phật rất thanh tịnh, nếu về mặt Sự, chúng ta đã dùng hương trầm đốt cúng, thì về mặt Lý, chúng ta cũng phải trì giới cho trang nghiêm thanh tịnh, để cúng dường được đủ cả về Sự và Lý.

b) Ðịnh hương: Thân tâm chúng ta bị mê nhiễm và thường loạn động trong mọi hoàn cảnh. Nếu để buông trôi mãi trong tình trạng ấy, thì chúng ta chẳng tu hành gì được. Vậy hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây, hằng sát-na chúng ta phải cố gắng tập định tĩnh tâm hồn, đừng để cho những ý nghĩ, hành động xấu xa xâm chiếm tâm hồn và làm cho chúng ta phải loạn động. Làm cho tâm tư lắng xuống, như thế là dùng Ðịnh hương cúng Phật.

c) Huệ hương: Huệ hương cúng Phật là lúc nào cũng phải lưu tâm vào ba món sáng tỏ: Văn huệ, Tư huệ, và Tu huệ. Văn huệ là lắng nghe lời giáo hóa quý báu của chư Phật và thánh hiền Tăng; Tư huệ là đem những lời quý báu nói trên ra suy xét, nghiền ngẫm, biết thế nào là phải, thế nào là quấy, cái nào là chân thật, cái nào là luống dối để khỏi lầm lạc vào đường tà; Tu huệ là quyết tâm thực hành những điều mình cho là phải, trừ bỏ những điều mình cho là trái, thực hiên đúng đắn giáo lý sáng suốt của Ðức Phật.

d) Giải thoát hương: Giải thoát hương cúng Phật là quyết tâm phá trừ ngã chấp, nguồn gốc của bao sự đau khổ luân hồi. Chúng ta phải luôn luôn quán vô ngã, không nhận chiếc thân tứ đại này là mình, cũng không nhìn cái nghiệp thức phân biệt là mình, để được thoát ly ra ngoài vòng sinh tử luân hồi.

Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Bài liên quan

đ) Giải thoát tri kiến hương: Chúng ta đã biết quán vô ngã, để phá trừ ngã chấp thì được giải thoát, song vẫn còn “Pháp chấp” ràng buộc, nên chưa đến được cảnh giới tự tại, vô ngại như Phật. Còn Pháp chấp nghĩa là còn thấy các pháp như: đất, nước, gió, lửa là có thật; còn thấy vui buồn sướng khổ là có thật. Khi nào chúng ta thể nhận được rằng tứ đại sở dĩ in tuồng có thật là vì chúng ta còn ở trong nghiệp người, chớ đối với các loài khác, như cá chẳng hạn, thì nước đâu phải là nước như chúng ta quan niệm, mà chính là lâu đài, nhà cửa; đối với loài mọt, thì gỗ đâu phải như chúng ta quan niệm, mà là những thức ăn và nhà ở; cho đến vui, buồn, sướng, khổ đều là đối đãi với nhau mà sinh ra. Vậy thì Pháp cũng như Ngã, đều là giả dối, không có thật, mà chỉ là những danh từ suông mà thôi. Luôn luôn, quán như thế, để được giải thoát ra khỏi sự chấp Pháp, như thế gọi là “Giải thoát tri kiến hương” cúng Phật.

Cúng dường Pháp bảo
Pháp bảo là các Pháp của Phật đã giảng dạy, để cho chúng sinh y theo đó mà tu hành. Muốn cúng dường Pháp bảo, trước hết chúng ta phải học kinh, luật, luận và nghiên cứu giáo lý để nhận định thế nào là Pháp bảo, là chánh giáo.

Pháp bảo là các Pháp của Phật đã giảng dạy, để cho chúng sinh y theo đó mà tu hành. Muốn cúng dường Pháp bảo, trước hết chúng ta phải học kinh, luật, luận và nghiên cứu giáo lý để nhận định thế nào là Pháp bảo, là chánh giáo.

Bài liên quan

Pháp bảo là các Pháp của Phật đã giảng dạy, để cho chúng sinh y theo đó mà tu hành. Muốn cúng dường Pháp bảo, trước hết chúng ta phải học kinh, luật, luận và nghiên cứu giáo lý để nhận định thế nào là Pháp bảo, là chánh giáo. Nếu chúng ta có học thực rộng thì phải nghĩ đến việc phiên dịch các kinh điển ngoại ngữ ra Việt ngữ để hoàn thành một bộ Tam tạng Việt Nam, chúng ta có thể giúp vào việc hoằng pháp lợi sinh bằng sự diễn giảng hay sáng tác những vấn đề có liên quan đến Phật pháp. Nếu chúng ta có tài chánh thì nên xuất tiền ra ấn tống hay xuất bản kinh điển để phổ thông Pháp bảo. Những việc làm như trên đều là cúng dường Pháp bảo cả.

Cúng dường Tăng bảo

Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật, thì tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta, lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến? Chúng ta không nên phân biệt Tăng ở xứ nào, chùa nào hay phái nào. Vị Tăng nào có đủ giới đức chúng ta cũng sẵn sàng cung phụng cả, như thế gọi là cúng dường Tăng bảo.

HT. Thích Thiện Hoa
In trang này