In trang này
Quan điểm Phật giáo về việc cúng giỗ
Cập nhật ngày: 9/28/2019 8:30:24 AM

Theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất…

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Đức Phật

Theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất…

Theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất…

Trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành.

Trước khi trình bày quan điểm Phật giáo với việc cúng giỗ, thiết tưởng chúng ta cần tìm hiểu xem đạo Phật quan niệm như thế nào về sự sinh và sự tử.

Bài liên quan

Trước hết, người Phật tử không xem bàn thờ gia tiên là “nơi ở” của ông bà, tổ tiên, những người thân đã khuất nói chung (vì biết rõ chư vị đã theo nghiệp tái sinh trong lục đạo rồi). Bàn thờ gia tiên được lập ra để tưởng niệm, ghi nhớ ân đức sinh dưỡng của tổ tiên, ông bà. Bàn thờ gia tiên biểu trưng cho cội nguồn huyết thống (song hành với cội nguồn tâm linh - bàn thờ Phật), cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ tông. Kính thờ tổ tiên để bày tỏ lòng hiếu thảo, thể hiện tâm nhớ ơn và hoài nguyện đền đáp ơn sâu nghĩa nặng, chính điều này đã un đúc và hình thành nên truyền thống hiếu nghĩa quý báu của người Phật tử.

Theo quan điểm chung của Phật giáo, con người sau khi chết không phải là mất hẳn, đó chỉ là một trạng thái biến dạng của nghiệp thức. Thể xác phân tán nhưng phần tâm thức qua nghiệp lực dẫn giắt vẫn tiếp tục tìm về cảnh giới tương ứng. Và cứ như thế con người chúng ta khi chưa đạt đạo giải thoát, thì vẫn mãi luẩn hồi trong vòng tử sinh. Về sự sinh và sự tử này, Phật giáo có hai quan điểm, một là tái sinh tức thời và hai là tái sinh qua giai đoạn chuyển tiếp “thân trung ấm” tùy theo nghiệp lực của mỗi chúng sinh.

Bài liên quan

Quan điểm đầu cho rằng tái sinh xảy ra tức thời chỉ trong một sát na niệm tưởng, không để trống khoảnh khắc nào trong trạng thái lưng chừng như làn sóng điện lan trong không gian, tức khắc được phát sinh trong máy thu thanh hay thu hình. Sự sinh tử theo quan điểm này xảy ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục.

Còn quan điểm thứ hai cho rằng có một số trường hợp phải qua giai đoạn chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng “thân trung ấm” lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường thời gian thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích hợp.

Thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khi đạo Phật được du nhập vào thì có sự giao thoa, tiếp biến có chọn lọc với các tín ngưỡng bản địa, và phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh của người Phật tử Việt từ xưa cho đến tận ngày nay. Bấy giờ, người Phật tử vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng với cái nhìn mới, đa văn hóa, vừa phù hợp với truyền thống dân tộc và vừa thuận hợp với quan điểm Phật giáo.

Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hoá Trung Hoa. Ảnh minh họa

Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hoá Trung Hoa. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo truyền thống của người Việt Nam, việc cúng giỗ là điều rất tốt, nhưng nên được xem như là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết cảm ơn các bậc sinh thành.

Chúng ta có thể tổ chức cúng giỗ tại nhà, hoặc tại chùa chỉ với mục đích tưởng niệm, không thiết lễ cầu siêu dâng sớ và đốt vàng mã theo văn hoá Trung Hoa (vì tin chắc là ông bà hoặc đã lên các cõi Tịnh hay đã tái sanh làm người ngay từ lúc nhắm mắt lìa đời).

Bài liên quan

Nếu đủ phương tiện có thể tổ chức cúng giỗ tại chùa thì rất tốt. Trước nhất, đây là một duyên lành giữa thân nhân người chết đối với nhà Phật, có dịp cho con cháu, họ hàng tiếp cận với các vị Sư, nhân đó, họ có thể tìm hiểu để học hỏi thêm về Phật pháp. Thứ nữa là thân nhân người chết có thể tạo chút phước qua việc cúng dường Tam Bảo, để nhà chùa có thêm khả năng ấn tống kinh sách, phổ biến Phật pháp rộng rãi, thêm phương tiện để hoàn thành các Phật sự. Các vị Sư là những Trưởng Tử Như Lai, là những Ðạo Sư, có nhiệm vụ thiêng liêng là hoằng dương Chánh Pháp song song với việc tu tập bản thân để giải thoát luân hồi. Phật tử tại gia cũng vậy, ngoài việc lo cho gia đình, xã hội cũng cần phải tu tập bản thân và giúp phương tiện cho các vị Ðạo Sư trong công cuộc hoằng truyền và bảo vệ sự trong sáng của đạo Phật.

Nguồn: thuvienhoasen.org

 
 
In trang này