In trang này
Đức Phật ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?
Cập nhật ngày: 5/26/2020 9:44:45 AM

Về kinh điển và giáo lý giáo điều thì nhiều, nhưng trong 49 năm hành đạo, bản hoài của đức Phật là giúp cho loài người giác ngộ để trực nhận được Phật tánh của mình mà trở về Phật giới, chấm dứt cảnh luân hồi sinh tử của kiếp nhân sinh, đó là con đường giải thoát!

Lời Phật dạy về những điều khó

Phật Thích Ca Khi con tức giận hãy mặc niệm 3 câu có tác dụng như thần chú này

Để có được lộ trình giải thoát rốt ráo đức Phật dạy chúng ta phải hiểu biết 2 phần căn bản là:

1. Trong con người ai cũng có hai thứ:

Tánh Phật: (bao trùm rộng khắp)

Tánh Người: (bản ngã cái tôi)

2. Ngài dạy cho loài người hiểu biết về cấu tạo ra loài người và động vật là do nhân duyên kết dính lại mà hình thành con người và động vật.

Mọi sự vật trên trái đất này không ai làm ra cả, mà nó phải tuân theo quy luật nhân duyên, tức có kết quả, chứ không do một đấng thần quyền Thượng đế, hay một vị nào đó tối thượng tạo ra con người và vạn vật cả.

Ngài cũng dạy trong Càn Khôn vũ trụ này có hai phần để loài người hiểu biết:

Một: là không gian mênh mông trùm khắp không biên giới rất thanh tịnh đó là Bể tánh thanh tịnh. Trong Bể tánh thanh tịnh này nó trùm khắp không biên giới gọi là ‘Phật’. Trong Phật trùm khắp này có hằng hà sa số cái Ý. Trong mỗi Ý có 4 thứ:

1. Tự nhiên thấy, gọi là hằng Thấy.

2. Tự nhiên nghe, gọi là hằng Nghe.

3. Tự nhiên lúc nào cũng rung động, gọi là hằng Pháp, muốn phát ra tiếng thì có tiếng nói.

4. Tự nhiên có cái tự nhiên Biết, gọi là hằng tri.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

Bốn thứ của Ý nói trên, nó được bao bọc bằng điện Từ Quang, đây gọi là ‘Tánh’ hay gọi là Tính.

- Tánh này nó có khắp trong Phật, nên gọi chung là Phật tánh. Trong Bể tánh thanh tịnh là điện Từ Quang duy trì làm sự sống cho 3 thứ:

1. Phật tánh, 2. Ngôi nhà Pháp Thân Thanh tịnh, 3. Kim Thân của một vị Phật. Trong Bể tánh Thanh tịnh này gọi là ‘Phật giới’ tức thế giới của chư Phật sinh sống.

Hai: Trong càn khôn vũ trụ có hằng hà sa số từng cụm hệ mặt trời, gọi là hệ thái dương. Ở Trung tâm là mặt trời. Chung quanh hệ mặt trời có 45 hành tinh bao quanh. Gần mặt trời có 6 hành tinh cấu tạo bằng: Đất, nước, không khí, lửa và điện từ âm dương. Sáu hành tinh này đều là nơi 5 loài sống chung gọi là (ngũ thú tạp cư) đó là (thần, người, ngạ quỷ, súc sinh và địa ngục). Con người muốn tu phải hiểu biết được 2 phần này rõ ràng, thì mới tu giải thoát được.

Để giúp cho loài người nhận thức được sự khổ đau trong kiếp sống luân hồi (sinh, già, bệnh, chết) giả tạm này. Pháp chuyển luân Thánh vương đầu tiên mà đức Phật nói tới đó là Tứ Diệu Đế cho năm người bạn đồng tu là (5 anh em ông Kiều Trần Như) họ đều là các nhà Triết học cổ đại Ấn Độ thời bấy giờ, và sau này chính họ là dường cột của giáo đoàn. Pháp Tứ diệu đế, Ngài (xác quyết) đời là Khổ, tức kiếp sống thế gian là khổ và Ngài đưa ra giải pháp diệt khổ cứu độ loài người. Cùng với pháp này (Tứ Đế) Ngài tìm ra mối quan hệ Nhân duyên mà trong giáo lý gọi là Thuyết 12 nhân duyên; khởi đầu là (Vô minh) và kết thúc là (lão tử); Pháp này (thuyết quy luật) này ứng cho cả Đại Vũ Trụ. Cùng với các pháp có tính (phổ quát) mở rộng khái niệm, Ngài cũng phương tiện 37 phẩm trợ đạo giúp cho con người tu  thành tựu (giải thoát) từng phần trong tam giới.

Trong Phật giáo pháp môn Thiền được coi là cốt tủy, nhưng thiền có đến 9 loại; mỗi loại đều có những thành tựu khác nhau. Duy chỉ có pháp môn Thiền tông Ngài dạy vào 4 năm cuối trước khi nhập Niết bàn, đây là pháp Thiền được coi là pháp thù thắng; còn có tên khác gọi là Như Lai Thanh tịnh thiền hay Thiền thanh tịnh.

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Để giúp loài người mở rộng kiến thức đức Phật còn đề cập về Càn Khôn vũ trụ và các cõi giới liên quan để con người tin sâu vào giáo lý của đạo Phật đó là : Khổ, Vô thường, Vô ngã mà ta gọi theo giáo lý là (Tam pháp ấn) cụ thể là, đức Phật dạy cho thế giới loài người hiểu biết thế nào là : Phật giới, Tam giới, cõi Trời Dục giới, cõi Trời Hữu Sắc, cõi Trời Vô Sắc và các nước Tịnh Độ. Kế đó là Ngài dạy về sự thật nơi trái đất này. Đặc biệt là trong các kinh điển đề cập về thiền nói chung, trong đó là Thiền tông, Ngài đã kể rõ về cuộc đời luân hồi và Thành đạo của Ngài để thế giới loài người thấy và tin sâu hơn về quy luật nhân quả - luân hồi; đó là sự thật của kiếp nhân sinh trong thế giới này. Trong Huyền ký của đức Phật, Ngài cũng dạy những phần mật yếu để lưu lại hậu thế theo dòng Thiền tông. Đặc biệt là tám phần mật yếu (mà ta quen gọi là bất lập văn tự) đức Phật đã trao truyền cho những vị Tổ sư Thiền tông, Thiền tông sư, Thiền tông gia để nối dòng Thanh tịnh thiền này ở thế gian, giúp cho những người có cơ duyên nhận ra pháp môn Giải thoát vi diệu cao quý này.

Cùng với pháp môm tu Thiền tông, Ngài cũng dạy các pháp tu tối thượng thừa khác - giúp cho loài người thành tựu trên lộ trình giải thoát để trở về Phật giới, đức Phật cũng thuyết giảng nhiều pháp môm tu hành để có thành tựu trong Tam giới cho các loại căn cơ thấp hơn; nhằm hướng người tu giải thoát từng phần. Đó là giải thoát tam đồ khổ - tức chặn đứng con đường (đọa lạc) trong ba cõi (ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục). Đây là những pháp tu hữu ích đối với những người căn cơ còn hạ liệt để giúp họ dừng ác nghiệp để họ hướng đến những thiện nghiệp trong đời sống. Để đảm bảo cho một tái sinh thiện lành, Ngài cũng hướng dẫn chúng ta giữ gìn (5 giới) và tu thập thiện theo giáo điều Phật giáo để ngay trong kiếp hiện đời này khi (chuyển sinh) tức khắc được tái sinh vào cảnh giới Nhân -Thiên - tiếp tục con đường tu giải thoát với những thành tựu cao hơn.

Tài liệu tham khảo:

- Thiền tông Bản hạnh (Chân Nguyên Thiền sư)

- Những lời gốc Đức Phật dạy - Trưởng lão Thích Thông Lạc (Nxb-Tôn giáo)

- Thiền học đời Trần – nhiều tác giả (Nxb-Tôn giáo 2003) – Và một số tài liệu liên quan khác…

In trang này