In trang này
Tư tưởng của đạo Phật giải phóng khổ đau cho con người
Cập nhật ngày: 6/20/2020 2:47:52 PM

Giác ngộ để giải thoát khổ đau, đó là mục đích chân lý của đạo Phật. Ở đây, chúng tôi dùng từ giải phóng thực ra không đúng lắm và đó cũng không phải là thuật ngữ Phật giáo. Song để phù hợp với ngôn ngữ hiện đại và cách hiểu gần gũi, đơn giản của mọi người.

Câu chuyện về một nắm muối và nguồn gốc của sự khổ đau

Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn: Đạo Phật là đạo giải thoát. Có nghĩa là mục đích tối thượng của đạo Phật là giải phóng con người khỏi sinh tử luân hồi. Giải phóng không phải là sự trốn chạy mà là sự giác ngộ, khi giác ngộ rồi cần tinh tiến thực hành theo phương pháp (Đạo Đế) của đạo Phật để tự giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.

Mọi người học Phật đều biết rằng Phật giáo là một tôn giáo lấy con người làm nền tảng. Đạo Phật nghiên cứu, giải thích về con người, những gì tạo lập nên những “ Tiểu vũ trụ “ tức con người trong cuộc sống xoay tròn mãi không dứt. Hơn thế, đạo Phật khám phá nguyên nhân của thực tế cuộc sống luân hồi chìm nổi của kiếp người và chỉ ra con đường diệt khổ, giải thoát, tiến tới Niết bàn. Đó chính là nội dung của Tứ Diệu Đế và Bát Chính Đạo trong giáo lý của Phật giáo.

Phật giáo không thừa nhận một thượng đế tối cao nào sáng tạo ra con người và thế giới này. Những khổ lạc của đời người cũng không phải một lực lượng siêu nhân nào đưa lại, mà đó là do chính mỗi con người tạo ra cho mình. Vậy mà trong muôn đời, con người vẫn luôn luôn hỏi: Vì sao mà con người khổ vậy? Vì sao mà mình cứ gặp hoài những nỗi trái ngang không vừa ý? Đạo Phật giúp ta trả lời những câu hỏi về những thắc mắc muôn đời đó.

Đạo Phật là đạo giải thoát. Có nghĩa là mục đích tối thượng của đạo Phật là giải phóng con người khỏi sinh tử luân hồi.

Đạo Phật là đạo giải thoát. Có nghĩa là mục đích tối thượng của đạo Phật là giải phóng con người khỏi sinh tử luân hồi.

Tác hại của dục đến đời sống nhân sinh

Những điều mà đức Phật dạy và dẫn dắt chúng sinh là những điều chính Ngài đã thể nghiệm. Đó không phải là những điều Ngài nghĩ ra, mà là những điều Ngài chứng đắc. Nỗi khổ sinh tử luân hồi đã được đoạn diệt, chỉ còn lại sự thanh tịnh và vị giải thoát tràn đầy. Sự giác ngộ và chứng đắc, đã trở thành cứu kính Niết bàn. Bản thể của đức Phật nhập vào vũ trụ, không còn khái niệm Tiểu ngã, Đại ngã, không còn khái niệm về các pháp.

Xin trở lại câu hỏi: Vậy đạo Phật giải phóng con người ở chỗ nào? Làm thế nào để đạt được sự giải phóng đó? Tất nhiên, con người được giải phóng khỏi đau khổ, khỏi những điều ngang trái hiển nhiên là rất tốt, rất cần thiết. Nhưng để đạt được điều ấy có khó khăn lắm không? Có phải hy sinh những gì mà mình vẫn hằng tâm đắc...và có nhanh không? Tất nhiên, để vót một que tăm đối với một người sáng mắt, khoẻ tay là quá dễ. Song đối với một người què, một người mù thì là khó khăn. Cũng thế, đối với một người có sẵn lòng từ thiện, muốn làm những điều thiện, nhưng vì trót làm ác mà nay ân hận, quyết định tuyệt giao với cái ác thì việc tu thiện đối với họ sẽ nhanh, thời gian để đạt được sự giải phóng trong lĩnh vực này sẽ ngắn, bởi họ đã có chủng tử thiện. Nhưng đối với một người xưa nay quen lừa dối, quen làm ác, bảo họ quay về đường thiện thì rất rắc rối và không thể chốc lát có thể làm được. Vì những khó khăn không giống nhau nên trong chúng ta, người thì hay làm ác, người thì hiền lành, người thường gian dối, người quen thật thà...Tuy vậy, dẫu nghiệp của mỗi người có nặng nhẹ khác nhau, thì họ vẫn có chung một cái gì đó tốt đẹp nằm sâu trong tâm thức. Trong những ngày cuối cùng của mình trên cõi thế, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thuyết kinh Niết bàn. Và Ngài chỉ rõ: Mọi chúng sinh đều có Phật tính. Như vậy đủ biết, con người chúng ta, bản tính Chân như là bình đẳng. Bản tính đó như tấm gương trong sáng soi tỏ mọi vật, mọi điều; khiến cho ta nhận thức đúng đắn mọi pháp mỗi khi ta cảnh tỉnh phản chiếu vào tâm thức. Song vì vô lượng kiếp đã trôi qua, do tập khí và nghiệp dẫn, chúng ta đã tạo ra biết bao điều ác, gieo nhiều nhân xấu... do hàng hàng lớp lớp những tạo tác đó vây bọc lấy cái gương (chân như) ấy, tạo thành màn Vô minh (ngu tối) dày đặc che khuất chân tính trong sáng của tâm mình. Điều đó khiến cho tâm thức chúng ta sai lầm, thiên lệch, nhận giả làm chân, nhận chân làm giả. Vì thế mà làm việc thiện thì khó, bỏ những thói quen đã gắn chặt với mình lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, giải thoát sẽ là việc khó - đó là điều tất nhiên đối với chúng ta.

Trong lịch sử Phật giáo, khi đức Phật còn tại thế, chúng ta đã từng biết có những vị tu hành chỉ cần nghe một tiếng quát của sư phụ hay một câu kệ là đã giác ngộ. Song ngày nay, chúng ta ở cách Phật đã xa, điều kiện kinh tế xã hội khác hẳn với mấy ngàn năm trước, chúng ta làm sao mong mình có phúc phận như vậy được? Tuy nhiên hãy gác lại tất cả nhưng điều vi diệu, cao xa. Hãy chưa nói tới sự giải thoát trọn vẹn - thành Phật. Hãy nói trong đời sống hiện tại này một cách thô thiển và rất thực dụng thì đạo Phật giải phóng con người ở chỗ nào? Có thể đạt được sự giải thoát trong đời thường này không? Những câu hỏi này đối với các phật tử chắc không khó trả lời. Bởi vì giáo lý Phật giáo dù mênh mông, vi diệu, nhưng nó lại được bắt rễ từ thực tế đơn giản nhất và nó bình đẳng một cách triệt để nhất. Cái đơn giản ấy có thể thấy trong câu nói thông thường như chân lý của đức Phật: Tâm tức Phật, Phật tức Tâm. Mọi chúng sinh đều có Phật tính cũng có nghĩa rằng, mọi chúng sinh đều có thể thành Phật. Mọi chúng sinh đều sẽ giải thoát.

Cái gì làm cho mỗi con người phải khổ? Ngoài những nỗi khổ chung của kiếp người là sinh, lão, bệnh, tử, ngoài những cái mà toàn xã hội phải chịu như chiến tranh, thiên tai... ra, thì nguyên nhân của mọi nỗi khổ khác là do chính tự tâm con người đã sinh ra vậy.

Cái gì làm cho mỗi con người phải khổ? Ngoài những nỗi khổ chung của kiếp người là sinh, lão, bệnh, tử, ngoài những cái mà toàn xã hội phải chịu như chiến tranh, thiên tai... ra, thì nguyên nhân của mọi nỗi khổ khác là do chính tự tâm con người đã sinh ra vậy.

Cũng bởi ích kỷ, dẫn đến nhận thức sai lầm

 

Cái gì làm cho mỗi con người phải khổ? Ngoài những nỗi khổ chung của kiếp người là sinh, lão, bệnh, tử, ngoài những cái mà toàn xã hội phải chịu như chiến tranh, thiên tai... ra, thì nguyên nhân của mọi nỗi khổ khác là do chính tự tâm con người đã sinh ra vậy. Theo giáo lý Phật giáo thì tham là nguồn gốc sâu xa nhất tạo ra mọi nỗi khổ, mọi phiền lão của con người trên thế gian này. Sở dĩ con người có lòng tham vì cái tâm vô minh không chịu hiểu luật nhân quả, không biết luật vô thường, và như thế mà sinh vấp ngã nặng nề. Họ cho rằng trên đời này, bản thân họ là thực có (có cái tôi) và cũng cho rằng có cái “của tôi”. Cái tôi đó chỉ sinh ra một lần, chết là hết. Vì thế, họ làm mọi cách để cho “cái tôi” thoả mãn và “cái của tôi” phát triển càng nhiều càng tốt. Thật là nguy hiểm biết bao, họ không hiểu rằng con người cũng như mọi pháp đều đo nguyên nhân giả hợp mà thành. Con người chỉ là sự giả hợp của 5 uẩn. Mà 5 uẩn đó thì: Sắc như bọt nước tụ lại, Thọ như bong bóng phập phồng, Tưởng như hơi bốc vật vờ, Hành như cây chuối, Thức ở mộng ảo. Vì không hiểu điều đó mà con người từ khi ra đời đã tạo ra biết bao những nhân duyên mới trong mỗi hành động bởi thân, khẩu, ý của mình. Mà theo quy luật nhân quả thì đến lúc, đến kỳ, như nước, như mây, trùng trùng điệp điệp, quả theo nhân mà kết, mà chín. Con người chết đi không phải là hết, cái chết chỉ là sự bắt đầu của cuộc sống mới. Nhân sinh quả ,quả sinh nhân, luân hồi mãi mãi.

Nếu ta nhìn cuộc đời khi hiểu rõ quy luật nhân quả và thấu lý vô thường thì thấy cuộc đời con người chỉ là một giai đoạn, một khúc của vòng luân hồi vô tận. Vậy thì không có cái tôi thực sự trường tồn, cũng không có “cái của tôi” là vĩnh hằng. Rút cục là những tham ái, mưu cầu lợi dưỡng cho “cái tôi” giả dối kia chỉ là sự ngu tối mà thôi. Vả lại, do quy luật nhân quả chặt chẽ, những mưu cầu, toan tính không thể có gì đảm bảo là sẽ được như ý mình. Và vì vậy, chấp ngã, tham ái chính là nguyên nhân sinh ra mọi nỗi khổ đau trên đời.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tìm đạo là xuất phát từ cái khổ của con người và mục đích của đạo là diệt khổ giải thoát. Chính vì thế, nếu ai quan niệm rằng đạo Phật là sự khổ hạnh, bi quan, yếm thế là hoàn toàn sai lầm. Đạo Phật đâu phải chủ trương như thế mà trái lại, với một hệ thống logic chặt chẽ, đạo Phật giống như người thầy thuốc đã tìm ra đúng bệnh trạng của chúng sinh. Dẫu có ai đó cố tình không chịu hiểu, thì trong một lúc nào đó, cái Phật tính trong tâm kia dù bị vùi sâu trong màn vô minh, có thể sẽ cựa quậy và mách bảo với họ rằng: Đúng, tham ái làm ta khổ. Đó chính là khi lương tâm con người đã được thức tỉnh. Hay nói cách khác, là màn vô minh bị xé rách mà Phật tính hé sáng cho con người giác ngộ, nhận ra chân lý vậy. Con người được giải thoát cũng như con người khỏi bệnh. Song thầy thuốc thế gian chỉ có thể giúp bệnh nhân khỏi những căn bệnh thuộc về thân người. Còn Phật giáo lại điều trị cái bệnh của tâm - cái mà không ai nhìn thấy, không ai biết được, nhưng lại quan hệ và quyết định tới toàn bộ hành vi cuộc sống của con người. Và đó mới là sự giải thoát trọn vẹn, đầy đủ nhất.

Tóm lại, trong cuộc sống vật chất, tinh thần của cá nhân, người biết đủ là người có niềm vui và hạnh phúc, là người giải thoát khỏi những nỗi khổ của đời thường. Nếu trong cuộc sống chung với mọi người, gặp những điều mà ta không muốn vì sao? Ví như có người tìm mọi cách để hại ta, nói xấu ta? Lúc ấy, đạo Phật dạy ta lấy Đức Bi mà đối lại. Mọi người cũng như ta đang sống trong biển khổ luân hồi. Nếu ta lấy oán để trả oán, lấy hận để trả hận thì biết đến bao giờ mới san bằng cho nhau? Ngược lại, những nhân xấu mà ta tạo ra sẽ ngày càng chồng chất đời đời kiếp kiếp cứ theo nhau mãi. Thực tế trong lịch sử không ít điều này. Lửa chỉ có thể được dập tắt bằng nước. Người học Phật hiểu được những hành vi không tốt của người khác đối với mình theo hai cách: Một là do những kiếp trước đây, ta đã từng gieo những nhân ác mà bây giờ phải chịu quả báo. Hai là, nếu không phải là quả báo thì hãy thương xót những chúng sinh đang gây ác cho ta, bởi sau này họ phải chịu quả báo, mà ta kiên nhẫn không trả đũa họ. Nếu không giáo hoá được họ thì bản thân ta cũng đừng tạo nhân xấu làm gì. Khi gặp kẻ cố tình làm ác chúng ta cần cùng với những người thiện tâm tìm cách ngăn chặn hành động ác, thuyết phục và cảm hoá họ để hành động ác không gây tác hại cho mọi người. Hãy lấy lòng từ bi mà xử sự với họ để tâm ta được yên tĩnh và lửa tham ác của họ sẽ không bốc cao thêm. Một người đã hiểu luật nhân quả và lẽ vô thường sẽ không có gì ngạc nhiên khi gặp những điều ngang trái. Ít nhất thì họ cũng cắt nghĩa được nguyên nhân vì sao lại thế. Nếu giác ngộ hơn nữa, họ sẽ không hề day dứt, phiền lo vì những điều ấy. Họ sẽ được ung dung tự tại. Ung dung tự tại giữa cảnh đời thường dẫu có xảy ra những điều ngang trái, thì đó là được giải phóng rồi.

Phật giáo nói, Khổ là hiện tượng của nhân sinh vô thường. Vô thường là quy luật của vũ trụ; sự tiêu trừ khổ và vô thường chính là giải thoát. Nguyên tắc của giải thoát là Tính không, mục đích của giải thoát là Vô ngã.

Phật giáo nói, Khổ là hiện tượng của nhân sinh vô thường. Vô thường là quy luật của vũ trụ; sự tiêu trừ khổ và vô thường chính là giải thoát. Nguyên tắc của giải thoát là Tính không, mục đích của giải thoát là Vô ngã.

Ái dục là gốc của sinh tử

Phật giáo nói, Khổ là hiện tượng của nhân sinh vô thường. Vô thường là quy luật của vũ trụ; sự tiêu trừ khổ và vô thường chính là giải thoát. Nguyên tắc của giải thoát là Tính không, mục đích của giải thoát là Vô ngã. Để thấu hiểu Vô thường, Tính không và Vô ngã chỉ có thể thông qua tu hành Phật pháp mới có thể thực sự thể nghiệm sự vi diệu đó. Qua những kiến giải nông cạn nêu trên, với tư cách là người bước đầu đến với đạo Phật, bài viết này chỉ dám đề cập đôi nét về sự giải thoát có tính ứng dụng một phần trong thực tế cuộc sống diễn ra. Ở đây chưa dám đề cập đến sự công phu tu tập mà đạo Phật đem lại kết quả giải thoát toàn vẹn. Với những người tin sâu và trọn đời đi theo con đường giáo Pháp, thì coi Phật giáo là Minh triết, nhưng với người chưa tìm hiểu và tin sâu sẽ đặt câu hỏi? Đạo Phật có phải là khoa học không? Trước khi trả lời câu hỏi này, tốt nhất chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa của từ khoa học, theo từ điển khoa học giải thích “ Kiến thức có thể hình thành theo một hệ thống, cái tuỳ thuộc vào sự trắc nghiệm các dữ kiện và xác định được quy luật tự nhiên, một phần tuỳ thuộc vào những gì được nghiên cứu chính xác”. Qua giải thích này, ta thấy khoa học dựa trên tư duy logic. Trong Phật giáo có nhiều phương diện nội hàm vượt ra ngoài logic nên không phù hợp với định nghĩa trên. Nhưng giáo lý cốt lõi của đạo Phật ta thấy Tứ Diệu Đế* thì hẳn phù hợp. Chân lý thứ nhất mà đạo Phật đề cập: Khổ đau là một kinh nghiệm ta có thể xác định được. Chân lý thứ hai chỉ rõ rằng: đau khổ có nguyên nhân là tham ái điều này ta có thể hiểu được rõ ràng. Chân lý thứ ba, chấm dứt đau khổ không nương nhờ vào thần linh tối cao mà đơn giản chỉ là dựa vào bản thân để loại bỏ khổ đau ta hiểu đó là tự lực. Chân lý thứ tư của Tứ Diệu Đế đó là con đường đưa đến chấm dứt khổ đau. Chân lý này cũng không có gì siêu hình mà tuỳ thuộc vào việc thực hiện phương pháp đặc biệt đó là (tu hành) như pháp.

Từ chân lý rộng lớn và bao trùm của Phật giáo mà các nhà khoa học nói chung, trong đó có nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 là ông Albert Einstein (1879-1995) đã khẳng định về tính khoa học sâu sắc của Phật giáo được đề cập dưới đây, và cũng xin mượn lời nhận định đó để kết thúc bài viết này: “Tôn giáo tương lai là tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phải xuất phát từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được điều đó. Và nếu có bất cứ một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của nền khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo vậy”.

Nguyễn Đức Sinh

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5/2017

 
In trang này