In trang này
Cúng dường nào có công đức lớn nhất
Cập nhật ngày: 7/23/2020 4:55:07 PM

Hỏi: Giữa một người bất thiện đang đói và một bậc đại tăng đang đầy đủ, bố thí (cúng dường) cho ai phước báu lớn hơn?

Cách cúng Phật đơn giản tại gia thu được nhiều công đức

Bố thí cúng dường cho người có tâm hạnh càng thiện thì phước báu càng lớn, không kể đó là xuất gia hay tại gia.

Bố thí cúng dường cho người có tâm hạnh càng thiện thì phước báu càng lớn, không kể đó là xuất gia hay tại gia.

Đáp: Trong kinh Trung bộ III, phẩm Phân Biệt Cúng Dường, Phật có phân ra 14 loại như sau:

Này Ananda! Có 14 loại cúng dường phân loại theo hạng người:

1. Bố thí cho các đức Như Lai.

2. Bố thí cho các vị Độc Giác Phật.

3. Bố thí cho các vị A La Hán.

4. Bố thí cho các vị trên đường chứng quả A La Hán.

5. Bố thí cho các vị chứng quả Bất lai.

6. Bố thí cho các vị trên đường chứng quả Bất lai.

7. Bố thí cho các vị chứng quả Nhất lai.

8. Bố thí cho các vị trên đường chứng quả Nhất lai.

9. Bố thí cho các vị chứng quả Dự lưu.

10. Bố thí cho các vị trên đường chứng quả Dự lưu.

11. Bố thí cho các vị ngoại học đã ly tham trong các dục vọng.

12. Bố thí cho những phàm phu giữ gìn giới luật.

13. Bố thí cho những phàm phu theo ác giới.

14. Bố thí cho các loài bàng sinh.

Tại đây, này Ananda! Sau khi bố thí cho các loại bàng sinh, cúng dường này hy vọng đem lại 100 phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng mang lại 1000 phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, công đức này có hy vọng mang lại 100000 phần công đức …

Đặt tiền công đức ở đâu mới đúng?

Công đức cứ theo các cấp bậc phân chia trên mà tăng dần cho đến các đức Như Lai.

Điều đó cho thấy, bố thí cúng dường cho người có tâm hạnh càng thiện thì phước báu càng lớn, không kể đó là xuất gia hay tại gia. Song quả báo bố thí lại không chỉ lệ thuộc vào đối tượng được bố thí mà còn lệ thuộc thêm 2 duyên khác là vật phẩm bố thí và tâm hạnh người đang bố thí cùng với nhiều điều kiện như sau:

1. Chủ thể bố thí: Người bố thí cúng dường có công việc lương thiện, hành vi lương thiện, tâm lượng rộng lớn… sẽ có phước báu nhiều hơn người bố thí với tâm lượng nhỏ hẹp, hoặc làm các nghề bất thiện, hoặc có những hành vi bất thiện.

2. Vật phẩm bố thí: Vật phẩm cúng dường từ nguồn tài chánh lương thiện sẽ có phước báu lớn hơn vật phẩm từ nguồn tài chính bất thiện.

3. Đối tượng được bố thí: Bố thí được cho người có phẩm hạnh càng lớn thì quả báo nhận được càng lớn. Trong bài pháp Phật dạy trên, mỗi câu đều có hai chữ hy vọng. Hy vọng, nghĩa là không khẳng định. Đó là vì quả báo không chỉ lệ thuộc vào đối tượng được cúng dường mà còn bị mức độ thanh tịnh của chủ thể và phẩm vật chi phối.

Ba duyên trên nếu thanh tịnh tất cả thì phước báu sẽ lớn hơn là chỉ có hai hay một duyên thanh tịnh. Tùy mức độ thanh tịnh của mỗi duyên mà ta lại có vô vàn các quả báo sai khác.

Ba duyên trên nếu thanh tịnh tất cả thì phước báu sẽ lớn hơn là chỉ có hai hay một duyên thanh tịnh. Tùy mức độ thanh tịnh của mỗi duyên mà ta lại có vô vàn các quả báo sai khác.

Ba duyên trên nếu thanh tịnh tất cả thì phước báu sẽ lớn hơn là chỉ có hai hay một duyên thanh tịnh. Tùy mức độ thanh tịnh của mỗi duyên mà ta lại có vô vàn các quả báo sai khác.

Nếu chỉ y cứ vào đối tượng được bố thí thì cúng dường cho đại tăng phước báu vẫn lớn hơn. Nhưng trên mặt tổng thể thì mọi thứ có thể thay đổi.

Nếu không màng đến phước báu lớn nhỏ cho riêng mình mà chỉ nghĩ đến việc cứu người trước mắt, thì rõ ràng tâm lượng của chủ thể bố thí đó rất lớn. (*)Vì thế, đứng trên mặt tổng thể để tính phước báu, thì phước báu khi cho kẻ bất thiện lúc đang đói chưa chắc đã ít hơn khi cúng dường một vị đại tăng.

Đứng về mặt công đức tu hành mà nói, thì công đức bố thí của kẻ có tâm lượng rộng lớn luôn lớn hơn kẻ có tâm lượng nhỏ hẹp, người có tâm lượng vị tha luôn lớn hơn kẻ có tâm lượng vị ngã, cúng dường hồi hướng cho toàn thể chúng sinh, công đức sẽ lớn hơn khi chỉ hồi hướng cho riêng bản thân và gia đình.

Trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phật dạy Bồ tát Địa Tạng Vương: “Trong cõi Nam Diêm Phù Đề có các vị quốc vương, hàng tể phụ quan chức lớn, hàng đại trưởng giả... nếu gặp kẻ nghèo túng, nhẫn đến kẻ tật nguyền câm, ngọng, điếc, mù… mà có thể đủ tâm từ bi, lại có lòng vui vẻ tự hạ mình, tự tay mình đem của ra bố thí cho tất cả những kẻ đó, hoặc bảo người khác đem cho, lại dùng lời ôn hòa dịu dàng an ủi, thì các vị đó sẽ được phước lợi bằng phước lợi công đức cúng dường cho trăm hằng hà sa chư Phật. Vì sao? Vì các vị đó phát tâm đại từ bi đối với kẻ nghèo cùng và tàn tật. Phước lành được hưởng quả báo như thế này: Trong trăm nghìn đời thường được đầy đủ những đồ thất bảo, huống là những thứ để thọ dụng như y phục, đồ uống ăn...”.

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Như vậy, cúng dường cho chúng sinh tàn tật nghèo khổ… với tấm lòng kính trọng thương yêu, công đức cũng bằng cúng dường không phải chỉ cho một vị Phật mà cho hằng hà sa chư Phật. Vì thế, có những người không theo đạo Phật, không cúng chùa, chỉ lo bố thí cho người nghèo với tâm thương yêu thật sự cũng được phước lộc lớn.

Có điều, gieo duyên với Tam bảo thì sẽ nhận được sự hộ trì của Tam bảo, nhận được sự chỉ dạy của Phật Pháp Tăng dưới nhiều hình thức, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm để tránh tai ách về sau.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương lại nói thêm: “Cúng dường cho một ngàn ức tam thế chư Phật ăn, không bằng cúng dường cho một vị vô niệm, vô tu, vô chứng ăn”. Vị vô niệm, vô tu, vô chứng là chỉ cho Phật tánh trong mỗi chúng sinh, là cái tánh mà Phật và chúng sinh đồng có. Cúng dường cho vị tam vô đó là tự ta phải tu hành để thân chứng chân như Phật tánh của chính mình.

Chủ thể, vật phẩm, đối tượng đều tối thắng nên cúng dường như thế có công đức lớn nhất.

Chủ thể, vật phẩm, đối tượng đều tối thắng nên cúng dường như thế có công đức lớn nhất.

- Vì sao cúng dường như thế có công đức lớn nhất? Vì trong các thứ cúng dường, kinh nói PHÁP CÚNG DƯỜNG là lớn nhất. Pháp nói đây, chỉ cho sự tu tập và làm lợi ích cho chúng sinh. Đó là vật phẩm cúng dường thanh tịnh nhất.

- ‘Vị vô niệm, vô tu, vô chứng’ tuy chỉ cho Phật tánh của chính mình nhưng cũng chính là Phật tánh của mười phương chư Phật, cũng là Phật tánh của tất cả chúng hữu tình. Cúng dường như thế không phải chỉ cúng dường cho một hóa thân Phật mà chính là cúng dường cho cả tam thân Phật, không phải chỉ với một tam thân Phật mà với vô lượng vô biên tam thân Phật lẫn vô lượng chúng sinh. Trong trường hợp này, đối tượng được cúng dường là tối thắng.

- Chủ thể cúng dường muốn cúng dường được như thế thì “Thân tâm đều không”, mới có thể cúng đến. Đây là chủ thể cúng dường tối thanh tịnh.

Chủ thể, vật phẩm, đối tượng đều tối thắng nên cúng dường như thế có công đức lớn nhất.

Chú thích: (*) Đây đang nói về tâm lượng vì người. Nếu cho vì họ làm vừa lòng mình… tức tinh thần của việc bố thí vẫn qui ngã, thì quả báo không còn nằm trong phạm vi này nữa.

 
In trang này