Lễ Phật phải xuất phát từ lòng kính quý đối với vị thầy của trời người, người đã khai sáng con đường giải thoát khỏi khổ đau. Kính lễ Phật có những cách thức như sau:
Ngã mạn lễ: Sao gọi là ngã mạn lễ? Chính là thấy người khác lễ bái, mình cũng lễ, nhưng tướng ngã hoàn toàn chưa bỏ, lạy Phật mà chẳng chút tự nhiên, và luôn tự hỏi: Tôi lạy Phật để làm gì? Tôi đâu cần phải lạy ông ta? Do vậy nên lạy một cách không hoan hỷ, rất miễn cưỡng. Hoặc có người thấy người khác lễ Phật, ai cũng lạy mà mình không lạy thì mình nổi bật quá, cảm thấy ngượng nên lạy theo. Tuy lễ Phật nhưng tướng ngã không mất, ngã mạn vẫn còn. Thấy người khác lạy nên họ cũng lạy, nhưng trong lòng lại nghĩ: “Mình thật là mê tín, lễ Phật có tác dụng gì chứ? Thật quá mê tín!”.
Cầu danh lễ: Sao gọi là cầu danh lễ? Nghe nhiều người khen ngợi rằng: “Người kia lạy Phật rất nhiều, vừa lạy Phật, vừa lạy kinh, vừa sám hối, thật là dụng công tu hành!”. Nghe mọi người khen ngợi người kia như thế, người này cũng muốn được được tiếng tu hành, nên bắt chước bái Phật và tùy hỷ sám hối. Người này tuy cũng tùy hỷ nhưng chẳng phải lễ Phật một cách chân thật, đó là vì muốn được tiếng tu hành mà lễ nên gọi là cầu danh lễ. Người này không phải tin, mà cũng chẳng phải không tin mà lễ, chẳng qua là thấy người lễ Phật được mọi người cúng dường, cung kính, khen ngợi là người tu đạo chân chính nên cũng muốn được như vậy mà lễ Phật.
Cách thức thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật
Thân tâm xướng hòa lễ: Sao gọi là thân tâm hòa xướng lễ? Chính là khi thấy người khác lễ, mình cũng lễ; mọi người lạy, mình cũng lạy, thân và tâm vọng hướng theo người—người khác như thế nào thì mình cũng như thế ấy, bất luận là lễ Phật có lợi ích hay không, cũng chẳng cần biết lễ Phật là chính tín hay mê tín, cũng chẳng có tâm cầu danh, chỉ là làm theo người khác mà thôi. Cách lễ bái này chẳng có công đức gì, cũng chẳng có lỗi gì, song là một việc bình thường.
Trí tịnh lễ: Sao gọi là trí tịnh lễ? Trí là trí tuệ, tịnh là thanh tịnh; dùng trí tuệ chân chính, thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý của mình để lễ Phật. Đó là cách lễ Phật của người có trí tuệ. Quý vị lễ Phật như thế thì sẽ không phạm sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Đó là thân nghiệp thanh tịnh. Lúc quý vị lễ Phật không có tâm tham, tâm si, tâm sân mà chỉ có tâm cung kính để lễ Phật, nên ý nghiệp cũng được thanh tịnh. Khi quý vị lễ Phật, miệng niệm Phật hoặc trì tụng kinh chú, như thế khẩu nghiệp cũng chẳng phạm vào ỷ ngữ, vọng ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt. Đó là khẩu nghiệp thanh tịnh. Ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh, tức là dùng trí tuệ chân chính để lễ Phật, nên gọi là trí tịnh lễ.
Công đức và lợi ích của phép tu lạy Phật
Biến nhập pháp giới lễ: Sao gọi là biến nhập pháp giới lễ? Lúc lễ Phật quán tưởng: Thân ta tuy chưa thành Phật, nhưng tâm tính của ta thì có mặt khắp cả pháp giới. Nay ta đối trước một vị Phật lễ Phật, song đồng thời cũng kính lễ Chư Phật khắp pháp giới; chẳng phải chỉ lễ riêng một vị Phật mà đối trước mỗi vị Phật đều có hóa thân của ta đang cung kính hướng về đảnh lễ và cúng dường Chư Phật Bồ-tát. Nên có câu rằng: “nhất thiết duy tâm tạo”. Tâm của quý vị biến khắp pháp giới, nên thân cũng đầy khắp pháp giới. Quý vị lễ Phật với tâm niệm như thế thì mỗi lạy của quý vị cũng cùng khắp pháp giới. “Thế nào là pháp giới? Con đã nghe Kinh mấy ngày mà chẳng biết pháp giới là gì?”. Tất cả tam thiên đại thiên thế giới đều bao hàm trong pháp giới, ở bên trong pháp giới, không có gì bên ngoài pháp giới. Tâm của quý vị là tận cùng hư không, trùm khắp pháp giới, nên sự kính lễ của quý vị cũng tận cùng hư không, trùm khắp pháp giới và công đức mà quý vị đạt được cũng như thế. Đó gọi là biến nhập pháp giới lễ.
Chính quán tu hành chí thành lễ: Chính quán là chuyên tâm quán tưởng lễ Phật. Quán tưởng: Chúng ta lễ bái một vị Phật cũng chính là lễ bái cả pháp giới Chư Phật; lễ bái cả pháp giới Chư Phật cũng chính là lễ bái một vị Phật. Bởi vì Chư Phật trong mười phương ba đời đồng một Pháp thân, nên có câu rằng: “Phật Phật đạo đồng”. Chúng ta phải vận tâm chuyên nhất quán tưởng lễ Phật, không để vọng tưởng xen vào, không nên thân thì đang bái Phật mà tâm lại chạy đến rạp chiếu phim, hoặc chạy đến trường đua ngựa, vũ trường, quán rượu hay quán cơm.
Ý nghĩa của các hình thức lạy Phật
Tu hành chính quán là không khởi vọng tưởng, bái Phật thì phải nhất tâm lễ bái, tâm không thể làm hai việc cùng một lúc, không thể đang bái Phật ở đây mà tâm vọng hướng về nơi khác. Lễ Phật có sự chính quán như thế thì quý vị lễ một vị Phật còn hơn lễ trăm, nghìn, vạn vị Phật; một lạy vượt xa hơn cả người lễ cả trăm, nghìn, vạn lạy mà bị vọng tưởng xen vào. Vì thế tu hành cần phải từ nơi cửa nhất tâm mà vào. Quý vị cần phải biết pháp môn, nếu quý vị không biết pháp môn thì tuy là cũng lễ Phật như những người khác, nhưng người ta lễ Phật chỉ thuần lễ Phật còn quý vị lễ Phật mà tâm khởi lên vọng tưởng: “Đợi lễ Phật xong mình sẽ đi uống một ly cà phê, hay là uống một ít rượu”. Quý vị vọng tưởng như thế thì chẳng phải chính quán tu hành chí thành lễ, đó là tà quán. Lúc lễ Phật chẳng chịu nhất tâm, lại toàn khởi vọng tưởng, lễ bái như thế chẳng có công đức gì cả.
Thật tướng bình đẳng lễ: Thật tướng lễ là lễ mà chẳng lễ, chẳng lễ mà lễ. Có người nói: “Ồ, lễ mà chẳng lễ, chẳng lễ mà lễ, thế thì tôi không lễ Phật chính là lễ Phật rồi!” Chẳng phải lý giải như thế. Nghĩa là tuy quý vị lễ Phật mà chẳng chấp vào tướng lễ Phật chứ chẳng phải quý vị không lễ Phật rồi cho là mình đã lễ Phật, nói thế chính là cuồng điên. Vì sao như vậy? Vì tính chấp trước của họ quá nặng nề khiến họ trở thành ngu si quá đỗi.
Thật tướng bình đẳng lễ chính là bình đẳng lễ bái Tam Bảo, không chấp trước vào tướng, cung kính Phật, cung kính Pháp, cung kính Tăng, không có phân biệt đối tượng lễ bái, một niệm cũng chẳng sinh, một niệm cũng chẳng diệt. Đây chính là pháp thật tướng bình đẳng bất sinh bất diệt. Nên nói: “Một niệm không sinh toàn thể hiện”. Quý vị thật có thể lễ Phật đạt đến một niệm không sinh thì lúc ấy mười phương thế giới liền hiện toàn thân. Thân này của quý vị tuy ở đây, nhưng lại lớn đồng pháp giới, đó chính là thật tướng, thật tướng vô tướng (thật tướng thì vô tướng, song không có chỗ nào mà không có mặt của thật tướng [thật tướng vô tướng, vô sở hữu tướng]).
Cả đời bái lạy Phật, Bồ Tát mà không từ bi thì cũng vô ích
Quý vị lễ bái mà không có tướng nhân, ngã, chúng sinh và thọ giả, cùng với pháp giới hợp thành một thể thì khi ấy thân của quý vị cũng chính là pháp giới, pháp giới cũng chính là thân này của quý vị. Quý vị xem, như thế có vi diệu không chứ! Trước đây thân của quý vị chỉ là một điểm nhỏ của núi Tu-di, núi Tu-di ở trong pháp giới giống như một hạt vi trần mà thôi. Quý vị không nên cho rằng núi Tu-di là to lớn. Hiện tại, núi Tu-di ở trong Pháp thân của quý vị, Pháp thân của quý vị bao trọn lấy núi Tu-di, quý vị xem như thế có vi diệu không! Hết thảy vạn vật ở trong vũ trụ, không có vật nào mà chẳng được bao trùm bởi Pháp tính của quý vị, cho nên chẳng có gì mà quý vị không thấu biết. Thật tướng bình đẳng lễ là một cảnh giới bất khả tư nghì, nếu quý vị có thể lễ Phật đạt đến cảnh giới ấy, quý vị nói xem, sự vi diệu ấy có thể nói hết đặng chăng? Nói không hết được.
Mời quý Phật tử xem thêm video "Mạn đàm về phép tu lạy Phật":