Những mùa Vu Lan
Cập nhật ngày: 8/20/2018 1:43:59 AM
 
Thích Đức Niệm
Phật Học Viện Quốc Tế

Cảm niệm Vu Lan

longme_03Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, đó đây những người con thảo cháu hiền, tự nhiên cảm thấy lòng bâng khuâng se thắt, man mác nỗi nhớ niềm thương. Lòng thương nhớcha mẹ, thân bằng quyến thuộc hiện còn trên dương thế. Nỗi tiếc thương ông bà cha mẹ anh em đã qua đời. Để cho nỗi lòng thương nhớđược phần nào thâm trầm êm dịu, những người con thảo cháu hiền dâng trọn nén tâm hương khấn nguyện trong chiều thu Vu-lan thắng hội. Nguyện gởi tình thươngnhớ theo làn khói trầm hương quyện tỏa, cầu mong đức PhậtThích-Ca, Phật A-Di-Đà, mười phương chư Phật, chư vị Bồ-Tát cùng những hồn thiêng chứng giám tấc dạ chí thành.

Vu-Lan nguyên tiếng Phạn là Ullambana, có nghĩa là cứu tội nhân treo ngược. Bồn là cái thau để phẩm vật cúng dường chư Tăng. Lấy tích ngày xưa tôn-giả Mục-Kiền-Liên đã sắm sửa phẩm vật để vào thau cúng dường trai tăngcầu nguyện cứu độ mẹ thoát khỏi chốn ngạ quỷNgoài ra, còn gọi là Vu-Lan thắng hội, nghĩa là pháp hội thù thắng cứu độ thân nhân quá cố thoát khỏi đọa đày khổ đau trong ba đường địa ngụcngạ quỷsúc sanh.

Rằm tháng bảy là ngày lễ tự tứ của mười phương Tăng. Ngày mà chư Tăng đã trọn đủ ba tháng an cư kiết hạ, được thêm một tuổi đạo của đời sống tu hành. Ngày mà cách đây 2526 năm, tôn-giả Mục-Kiền-Liên, khi tu hành chứng được đạo quả, đã dùng huệ nhãn của mình quán sát tìm xem mẹ cha đang ở phương nào để thăm viếng, thì thấy mẹ là bà Thanh-Đề do vì khi còn ở dương thế lòng quá bỏn xẻn, không tin Tam-Bảo Phật Pháp Tăngxem thường nhân quả nghiệp báo luân hồi, lại còn có tâm khinh mạn Tăng Ni do vậy mà tạo ra tội lỗi. Nên khi chết đọa vào ngạ quỷ, bụng to như trống, cần cổ như kim, đói khát thiêu đốt bức bách khổ sở muôn trùng không sao kể xiết. Mục-Kiền-Liên thấy mẹ tội khổ cực hình như thế, tâm dạ xót xa thống thiết, mới đem bình bát cơm đến dâng cho mẹ:

Đây bát cơm đầy nặng ước mong
Mẹ ơi! Đây ngọc với đây lòng
Đây còn tình nặng trong tha thiết
Ân nghĩa sanh thành chưa trả xong

Nhưng bà Thanh-Đề tội căn nghiệp ác quá sâu nặng, nên cơm vừa để vào miệng thì hóa thành lửa. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên tuy đã chứng được thánh quả, dẫu lòng hiếu kính chí thành chí thiết cảm độngđến thiên địa quỷ thần, nhưng không thể tự một mình cải ác hoàn thiện cứu được ác nghiệp đọa đàycủa mẹ. Không cầm được xúc động thương tâm, tôn-giả đã nức nở trước cảnh đọa đày thống khổ của mẹ, lẹ làng vận dụng thần thông bay về bạch lên đức Phật những sự việc đau lòng chính mắt thấy, cầu xin chỉ dạy phương pháp cứu độ mẹ:

“Đôi mắt long lanh lệ ướt đầm
Khắp tìm từ mẫu cõi xa xăm
Lỗi niềm nuôi dưỡng bao năm tháng
Phụ đức sanh thành biết mấy năm
Tấc dạ báo đền ơn nghĩa nặng
Tấm lòng mong nguyện hiếu tình thâm
Vì chân Phật dạy Vu-Lan hội
Luống để cho ai những khóc thầm”

Đức Phật từ bi khai thị nhân quả nghiệp báothuyết giảng về nguyên nhân chiêu cảm ác nghiệp và phương pháp cứu độ. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên liền đi khắp đó đây tìm thỉnh những bậc chân Tăng hoặc hành đạo nơi chùa viện, hoặc đang ẩn tu chốn hẻo lánh rừng núi suối đèo, đồng thời thành tâm sắm sửa thức ăn vật dụng trai nghi, đúng vào rằm tháng bảy, ngày chư Tăng tự tứ, ngày chư Phật hoan hỷ, tôn-giả thành kính đảnh lễ dâng phẩm vật cúng dường trai tăng. Nhờ sự thành tâm khẩn thiết của người con hiếu hạnh, cùng với sức mạnh vạn năng của công đức tu hành, khác miệng một lời nhất tâm chú nguyện của chư Tăng, hợp cùng nhịp điệu tâm thức cảm thông với lòng ăn năn hối cải của bà Thanh-Đề, với sức thần lực cảm ứng nhiệm mầu của chư Phật gia hộ, cùng với bao nhiêu tâm đức hiệp lại tạo thành sức mạnh nhiệm mầu, nhờ vậy mà tội căn của bà Thanh-Đề mau lẹ tiêu trừphước đức sanh trưởng, bà được siêu thăng về cõi trời hưởng phước lạc:

Mẹ hiền về chốn thiên cung
Toại lòng con thảo, nguyện cùng thánh tăng
Từ bi công đức vạn năng
Mấy nghìn năm vẫn chưa từng đổi thay
Chư Tăng trọn chín mươi ngày
Cát tường bảo tọa trải bày tâm con
Bao nhiêu nghiệp hải chướng san
Đây ngày tự tứ sạch ngàn ác duyên

Sau khi bà Thanh-Đề sanh về thiên giới hưởng phước báo an vui, đức Phật liền dạy chúng đệ tử: “Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, ngày chư Tăng tự tứ, ngày chư Phật mười phương hoan hỷ, những người con thảo cháu hiền có thể nhân ngày nầy mà thiết lễ cúng dường, để hồi hướng công đức cho cha mẹtổ tiên, thân bằng quyến thuộc. Làm việc cúng dường trai tăng như vậy, thì khắp cả người mất cũng như kẻ còn đều được hưởng lợi lạccông đức trọn vẹn”.

Tôn-giả Mục-Kiền-Liên đã thể hiện trọn vẹn tâm đức của người con hiếu hạnh muôn thuở. Và cũng chính tôn-giả là người khai mở kỷ nguyên hiếu hạnh cho muôn đời nhân thế nương theo.

Nhưng tại sao cầu siêu độ cho hương linh phải nhờ đến sức chú nguyện của chư Tăng? Sức chú nguyện của chư Tăng là tha lực vạn năng nhiệm mầu. Nhờ uy đức tu hành trì giai giới hạnh thanh tịnhcủa các Ngài, nhờ nhứt tâm thành thiết cầu nguyện mà cảm hóa hoán cải được tâm thần của các vong linh. Một hạt cát, một viên sỏi dù nhỏ đến đâu, nếu để trên nước đều phải chìm xuống đáy biển. Tảng đá dù to nặng đến đâu, nếu để trên thuyền, chẳng những không chìm đáy nước mà còn có thể dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ bờ nầy đến bến kia. Cũng vậy, tội nhỏ mà không biết ăn năn sám hối, không có sự cứu giúp nguyện cầu của tâm đức tha lực chư Tăng và sự gia hộ của chư Bồ-Tát thì nhất định phải bị đọa. Tâm đức chú nguyện của chư Tăng cùng với thần lực gia hộ của chư Phật Bồ-Tát chính là chiếc thuyền vạn năng cứu độ. Do đó, đã lỡ lầm tạo tội lỗi to lớn mà biết ăn năn sám hối, lại cần đến tha lực cứu giúp của chư Phật, sức chú nguyện của chư Tăng thì vẫn được siêu thoát. Như một tử tội, nếu được những danh nhân khắp nơi đồng thời ký đơn để xin ân xá, thì tử tội kia có thể được cải án tử hình khỏi chết, hoặc tội nặng thành nhẹ hay có thể được tha bổng.

Muốn báo hiếu những bậc mà ta đã thọ ân sâu nghĩa nặng nay đã qua đời, tốt nhất là nên thỉnh các bậc chân tăng để lo cầu nguyện siêu độ. Bởi sức cầu nguyện là tha lực tinh thần vạn năng không thể nghĩ bàn. Cứ xem Mục-Kiền-Liên cúng dường trai tăng siêu độ mẹ thì rõ. Người chết cũng sống trong trạng thái tinh thần đó. Cả hai tầng độ năng lục tinh thần kẻ sống và người chết giao cảm linh thiêng mầu nhiệm tạo thành thần giao cách cảm, mà người trần mắt thịt xác phàm không thể thấy được. Tiếc thương, báo đền ân nghĩa bằng cách cúng dường trai tăngăn chay cầu nguyện, làm điều phước thiệnđể hồi hướng công đức đến các bậc ân nhân là phương cách lợi ích thiết thực. Còn thương mà khóc lóc kể lể thảm thiết là vô tình tạo thêm quyến luyến rối loạn tâm thần người chết. Bày biện rượu thịt cúng quẩy đãi đằng chỉ làm tăng thêm nghiệp ác vô cùng, chỉ ràng buộc thêm tội lỗi nặng nề cho người chết chớ chẳng có ích lợi gì. Người thông minh đạo đức không ai lại dại dột làm theo tục lệ khi người thương thân qua đời mà nỡ lòng bày tiệc rượu thịt để ăn nhậu trước cảnh tử biệt đau lòng! Việc làmnầy thật là thất đức không thương người khuất bóng chút nào!

Hiếu chủ cúng dường trai tăngtụng kinh cầu nguyện, chính bản thân mình phải thành tâm chay tịnh và đồng thời nên đem tiền của người quá cố ra làm việc bố thí cúng dường để hồi hướng công đức cho hương linh, ấy chính là chân lý siêu độ muôn đời. Tốt hơn nữa mời bạn bè thân quyến cùng dự lễ trai tăng để mọi người khác miệng một lời nhất tâm hộ niệm hồi hướng công đức cho hương linh. Được như thế công đức vô cùng. Hương linh tất sẽ được hưởng phần siêu thoát.

Đạo Phật rất xem trọng sự cầu nguyện cho người quá cố. Những người con thảo cháu hiền, tuy không phải là đệ tử Phật, nhưng đến ngày rằm tháng bảy cũng cảm thấy lòng thương nhớ mông lung, nhớ hình bóng cha mẹ, người thân, ân nghĩa sanh thành cùng những ân tình thâm trầm kín đáo nao nao nơi lòng! Rồi người con thảo cháu hiền tự nhiên trào dâng lòng thương nhớ cha mẹ và người thân mà thành tâm hướng vọng Phật đài, khẩn cầu ơn Phật thánh hiền gia hộ tiếp độ:

Nhờ phép Phật siêu sanh tịnh độ
Bóng hào quang cứu khổ độ u
Rắp hòa tứ hải quần châu
Não phiền rửa sạch oán thù rũ không.

Cây có cội, nước có nguồn. Kẻ làm con muốn trọn nghĩa hiếu đạo con hiền cháu thảo, ai mà không nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục của mẹ cha ông bà. Cho nên mỗi lần nhắc đến mẹ cha, dù là cha mẹcòn ở đời hay là khuất bóng, ở xa hay sống gần, người con chưa làm tròn bổn phận hiếu đạo thì lòng cảm thấy chưa an. Cổ nhân có câu: “Thiên tải tử tâm du bảo hám. Mỗi tùng thuyết hiếu thuyết ngoan ngân”. Nghĩa là, ngàn năm lòng con còn ân hận. Mỗi lần nhắc hiếu nhớ mẹ hiền.

Ngày xưa, thầy Tử-Lộ thuở còn nghèo khó, ngày ngày đội gạo ra chợ bán để kiếm tiền độ nhật nuôi mẹ. Tuy là hàn vi bận rộn vì cái sống, nhưng sách không lúc nào rời tay. Ban ngày đội gạo ra chợ bán, tối về chăm học thâu đêm. Không bao lâu, sau khi cha mẹ qua đời, Tử-Lộ lại càng nỗ lực gắng công đèn sách thi đỗ làm quan. Lòng nhớ thương cha mẹ khi sanh tiền sống trong cảnh hàn vi thiếu thốn. Nay thi đậu làm quan thì cha mẹ đã khuất bóng! Tử-Lộ tự nghĩ bổn phận làm con đối với cha mẹ, đạo hiếu chưa tròn. Nhớ thương tiếc nuối hai đấng sanh thành mà lòng trắc ẩn bất an rồi tự thương than:

Mộc dục tịnh nhi phong bất đình
Tử dục dưỡng nhi thân bất tại

Nghĩa là, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Con muốn đền ơn cha mẹ, nhưng cha mẹ không còn nữa!
Cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, đệ tử của đức Thích-Ca là tôn-giả Mục-Kiền-Liên vâng lời Phật dạy thực hành đạo hiếu cứu mẹ một cách viên mãn. Sau đó năm trăm năm, đệ tử của đức Khổng-Tử là thầy Tử-Lộ, tự nghĩ chưa làm tròn hiếu đạo đối với mẹ cha lúc sanh thời, ông đã ôm linh vị cha mẹ ra mộ đập mình xuống đất mà khóc than, quên đi mình đang mặc cân đai áo mũ của triều đình vua ban cử làm quan. Lời trắc ẩn thương thân thật là thống thiết: “Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Nay con muốn phụng dưỡng cha mẹ để đền ơn đáp nghĩa sanh thành dưỡng dục trong muôn một. Nhưng than ôi! Cha mẹ không còn nữa”.

Đến như đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, bậc đại giác ngộ, trí đức viên mãn, là bậc thầy của cả trời người là đấng đạo sư của ba cõi nhân thiên mà Ngài còn ân cần thành thiết khuyên vua cha gắng tu để dứt trừ phiền não, và sau đó đã đích thân nghiêng vai khiêng quan tài vua cha ra đến tận nơi trà tỳ. Trước khi về tinh-xá, đức Phật còn cúi đầu cầu nguyện hương linh vua cha lần cuối cùng.

Nhưng tại sao bổn phận làm con phải hiếu thảo? Nào, chúng ta hãy thử suy nghĩ xem, không có cha mẹ ta thì không có ta. Gá mượn tinh cha huyết mẹ mà thành thân ta. Từ khi gá thân trong bụng mẹ cho đến lúc ra chào đời trải theo thời gian mà khôn lớn ăn học nên người, mẹ cha đã bao lần rơi lệ, trăm bề khổ cực lo cho con, chất chồng muôn nỗi buồn phiền, cay đắng, mừng giận, hy vọng rồi thất vọng đều do con tạo ra! Lắm nỗi cực nhọc của cha, muôn phần khổ nhục của mẹ, thảy đều vì con. Khi con lớn khôn lập thành gia thấtcha mẹ cũng đã phải lo lắng tinh thần và công của, phập phồng hy vọng, sắm sửa cho con. Tất cả tâm trí sức lực tình thương của mẹ đều dồn cho con, hy sinh vì con:

Mẹ cho con tất cả
Hết quãng đời tuổi xanh
Cả thương yêu dịu ngọt
Rộng hơn biển trời thanh
Mẹ là gió mát tinh anh
Là cây tiên dịu, là cành thùy dương
Mẹ là hoa, mẹ là hương
Mẹ là nguồn cội tình thương nhiệm mầu
Bây giờ bóng mẹ còn đâu
Chỉ còn non nước một mầu xanh xanh

Cha mẹ vì muốn cho con no ấm, nên danh được phận mà quên mình. Vì thương con mà mẹ phải có lúc cam tâm làm điều tội lỗi. Vì con mà dám hy sinh, mà mẹ cha phải cam lòng buộc bụng hạ mình. Không bút nào tả cho hết tình thương của cha mẹ hy sinh đối với con. Ân cha mẹ như trời cao biển rộng. Nghĩa cha mẹ khó khổ đắng cay như ghềnh thác nước lũ tuôn chảy bất tận! Bổn phận con hiếu cháu hiền làm người nhân nghĩa ở đời lại có thể vì lý do nào đó mà lờ quên đi việc phụng dưỡng đền đáp ân nghĩa cha mẹ khi còn sống và phụng thờ khi song thân qua đời được ư?

Công cha như núi Thái-Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ơn cha cao như núi Thái. Nghĩa mẹ rộng dài như nước nguồn biển cả. Bổn phận làm con không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng cơm áo tiền bạc là đủ. Bởi cơm tiền bạc chỉ là phần vật chất cho thể xác mà thôi. Thân xác nầy là giả tạm tầm thường, tồn tại trong thời gian nào đó rồi cũng tan về với cát bụi. Người làm con thảo cháu hiền, ngoài vấn đề phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất ra, còn phải biết khuyến khích cha mẹ quy y Tam-Bảo, tin Phật pháp, tin luân hồinhân quảnghiệp báo. Khuyên cha mẹphát tâm hành thiện vun trồng phước đức, để tinh thần cha mẹ có nơi nương tựa, vui trong niềm tinPhật pháp, gắng siêng bồi đức khi tuổi già. Đó mới là người con khôn ngoan hành thiện báo hiếu trọn vẹn.

Những người con chỉ biết ỷ vào tiền bạc quyền thế, hoặc say mê vật chất dục lạc ái tình danh lợi, không những không khuyến khích giúp đỡ cha mẹ tu tâm sửa tánh, làm điều phước thiện, kính tin Tam-Bảo, mà còn ngăn cản cha mẹ trong việc tu hành, phát triển niềm tin đạo đức, thì đó là những người con đại bất hiếu, là giặc cướp phần công đức của đấng sanh thành. Kinh sách thánh hiền gọi là tặc tử, tức là những kẻ đạo tặc oan trái của mẹ cha, làm cho cha mẹ phiền muộntinh thần không được an vui. Cha mẹ không được thoải mái với niềm tin, xa dần chánh đạo, dẫn dụ cha mẹ đi vào dục lạc tình đời, để rồi rơi vào con đường lầm mê tội lỗi của địa ngụcngạ quỷsúc sanhtriền miên trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi không dứt. Tội ác của những đứa con làm trở ngại sự tu tâm dưỡng tánh hành thiện của cha mẹkhông lời lẽ nào nói cho cùng. Những đứa con như vậy nghìn đời muôn kiếp sẽ phải khổ đau trong ba đường ác!

Cha mẹ chẳng may vô phước gặp phải những đứa con vô đạo đức, không tin Tam-Bảo như thế, kinh Phật gọi là: “nhận giặc làm con”. Nghĩa là cha mẹ vì con mà phải bôn ba tranh đua chụp giựt, chân lấm tay bùn, một nắng hai sương để nuôi cho con khôn lớn ăn học nên người. Bây giờ phải khổ tâm, vì con đã thành người, con trở lại cản ngăn làm khó dễ, cấm đoán cha mẹ tìm thú vui trong niềm tin Phật pháptu tâm sửa tánh làm việc phước đức. Nói ra sợ người chê cười con mình bất hiếu, gia đình vô phước, nên cha mẹ đành phải ôm lòng chịu đựng đau khổ. Những đứa con làm cha mẹ buồn khổ như vậy, kinh Phật gọi những đứa con như thế là cọp beo, là giặc cướp, là ma quỷ, là oan gia nghiệp báo. Ma đưa lối, quỷ đưa đường hướng những đứa con không tin nhân quả luân hồi nghiệp báo, không phụng thờ cúng kính cha mẹ, khinh chê phẩm vật cúng, mù quáng sùng bái thần linhthượng đếvong bản bội bạc ân nghĩa sanh thành dưỡng dục của cha mẹ! Vì nó phá rối bao công đức lành của cha mẹmuốn làm. Những đứa con như thế chỉ biết lôi kéo cha mẹ vào con đường đọa lạc ác thú, đúng là oan gia trái chủ, không gì bất hạnh cho bằng.

 
 
 


Thánh hiền dạy: “Phụ mẫu đắc ly trần, tu đạo phương thành tựu” – Cha mẹ được siêu thoát phàm trần, an vui nơi cảnh thánh hiền tiên Phật, lúc đó bổn phận làm con mới tròn đạo hiếu. Đạo hiếu có tròn, người con mới hoàn thành nhân cách. Đạo hiếu dạy người con thảo cháu hiền đối với cha mẹ ông bà tùy theo hoàn cảnh của mình mà phụng dưỡng. Miễn sao cha mẹ được no ấm an vui, nhất là an vui về tinh thần, an vui với niềm tin đạo đức, để cho tinh thần được nhẹ nhàng thoải mái khi trăm tuổi già, như thế mới là làm tròn đạo hiếu. Kinh dạy: “Hiếu vi vạn hạnh vi tiên”. - Hiếu là đầu trong muôn hạnh lành. Người không làm được hiếu đạo, là người mất hết nhân cách đạo đức. Cho dù người đó có tài giỏi, giàu sang địa vị danh vọng đến đâu thì cũng là kẻ vong ân bội nghĩa, kẻ vô nhân đạo, nguy hiểm cho đời. Vì sao? Bởi vì cha mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng lớn khôn, cho con ăn học nên người, lo giúp cho con lập thành gia thất, trải suốt bao tháng năm nuôi nấng vất vả chăm sóc dạy dỗ, mà người con không đoái hoài nghĩ tưởngthương nhớ để giúp đỡ cha mẹ, thì hỏi còn có thể thương tưởng giúp đỡ ai? Kinh dạy: “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là dù cho có đọc thông ngàn quyển kinh, vạn quyển sách, trăm mảnh bằng, giàu sang tài giỏi đến đâu, địa vị quyền uy cao đến mấy, mà chẳng biết lấy đạo hiếu ở đời, chẳng có lòng hiếu thảo mẹ cha, người con như thế là kẻ vô luân đáng vất bỏ đi. Ngược lại, nếu có lòng hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ thì đó mới là người con đáng tin cậy, là người con quý của gia đình hạnh phúc, là người hữu ích cho xã hội nhân quần, là người mà bậc cha mẹ hãnh diện ước mong. Người con hiếu thảo, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng nhớ tưởng cha mẹ:

Đi đâu bỏ mẹ ở nhà
Gối nghiêng ai sửa chén trà ai bưng
Đói lòng ăn bát cháo môn
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn hiếu trung

***
Cầu cho cha mẹ đa sanh
Cửu huyền thất tổ tâm tình thảnh thơi.

Gương hiếu hạnh của tôn-giả Mục-Kiền-Liên, của thầy Tử-Lộ đã là hào quang hiếu hạnh rạng chiếu muôn đời. Các Ngài cũng sanh ra trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng các Ngài còn có được phước duyên nuôi dưỡng cha mẹ trong tình thương của nơi chôn nhau cắt rún, của quê hương mang tiếngkhóc ban đầu, để còn được nhìn lại ngôi nhà của cha mẹ, mà than mà khóc, có dịp bộc lộ được hết tất cả tâm tình thương tiếc của mình dâng lên cha mẹ.

 

Còn kẻ viết bài nầy, tính đã mười ba mùa Vu-Lan rồi, mà giờ đây vẫn phải còn mang kiếp tha hương gởi thân nơi đất khách quê người. Do nghiệp dân vận nước đẩy đưa trở thành kẻ tha hương nghìn trùng. Từ xa thẳm bên kia bờ đại dương, nơi đó quê hương tôi mờ trong khói nước sương mù. Tiếng chuông u minh của ngôi chùa xưa đã im lìm sau ngày 30-4-1975. Trên khắp quê hương, mùa Vu-Lan nhạt nắng, vắng bóng chư Tăng vang vọng lời kinh nguyện cầu. Đỉnh đồng lạnh ngắt trầm hương. Mỗi độ mùa Vu-Lan thắng hộihình ảnh chùa rộn rịp thiện nam tín nữ Phật tử thành tâm sắm sửa trai nghi cúng dường chư Tăng trong ngày Vu-Lan báo hiếu năm trước, giờ đây thay vào đó, sân chùa lạnh ngắt vắng tanh. Đỉnh trầm không còn ai dám đốt nén hương. Thiện tín đồng bào âm thầm khổ tâm thất vọngthở than. Nỗi oán hận trào lên cổ họng mọi người mà không ai dám thốt thành lời. Giờ đây thay vào đó mọi người kín đáo cùng nhau âm thầm bàn tính rời bỏ quê hương để tìm đường tự do cho lẽ sống, chứ không còn dám nói Vu-Lan đi chùa báo hiếu!

Ngày tôi đi du học, Thầy tôi đã đưa tôi ra tận cổng chùa, nắm chặt lấy tay tôi, vỗ nhẹ vào vai, khuyên nhủ tôi rằng: “Từ đây con sống một mình trên đất khách quê người, xa thầy xa bạn, xa đại chúng, con phải ráng hết sức giữ mình, như chính giữ gìn cặp mắt của con. Non sông, đạo pháp chờ ngày con công thành danh toại trở về.” Rồi thầy tôi nghẹn ngào không nói thêm lời nào nữa. Những bạn đồng tuchắp tay chào tu trong dáng buồn kín đáo. Tôi bước lên xe, chắp tay cúi đầu chào ly biệt thầy bạn lần cuối cùng trong nghẹn ngào với hai dòng nước mắt cuộn trào chảy ngược vào tim, mà không thốt lên được một lời nào khi từ biệt.

Xe lăn bánh, ngoái nhìn lại phía sau, tôi thấy thầy bạn tôi còn vẫy tay chào tiễn đưa. Chiếc xe đưa tôi chạy về hướng phi trường Tân-Sơn-Nhất, lúc đó tâm trí tôi chỉ còn nghĩ đến một tương lai sáng đẹp, ngày trở lại quê hương, sau vài ba năm hoàn thành học nghiệp, sẽ gặp lại thầy bạn, tay bắt mặt mừng, vui ngày thành tựu, mừng ngày đoàn tụ trong tình thầy trò huynh đệ. Tôi đi du học trong đơn giản thầm lặng. Không thân bằng quyến thuộc bịn rịn tiễn đưa, không tín đồ Phật tử quyến luyến bận bịu. Tôi đã chọn hình thức đơn giản như người tu tịnh độ muốn được vãng sanh vào cảnh giới tây phương. Các thứ hình thức ồn ào phiền rộn của những tiệc tùng khoản đãi, tôi đều từ chối. Cái hình thức giả tạo hào nhoáng nhất thời bên ngoài, tiệc tùng đưa rước, mà phần đông người đời ưa thích, đã làm cho bao người hoài công thất vọng, tôi đã cố tránh.

Mùa Vu-Lan Nhâm-Tuất 1982 nầy, tính đã mười ba mùa Vu-Lan trên đất khách quê người, mà chưa có một lần nào có dịp trở lại thăm xứ sở đất mẹ thân yêu. Tôi có ngờ đâu ngày xuất ngoại du học 19-9-1969 lại là ngày từ biệt người thân, xa lìa xứ sở quá lâu dài như thế nầy! Tôi vẫn là tôi, vẫn còn đây, ngày ngày trong nếp sống nâu sồng, sống trong lòng thương của đức Phật. Còn quê hương tôi thì đã đổi chủ, họ dùng luật rừng bạo tàn áp bức khắc nghiệt quản lý làm cho đời sống người dân vốn đã cơ cực đói nghèo lại càng đói nghèo cơ cực thêm, khiến cho lòng dân ta thán sống không còn ý nghĩa gì.

Nhớ lời thầy dặn năm xưa; lời Đức-Tăng-Thống Thích-Tịnh-Khiết dạy, khi tôi vào đảnh lễ Ngài để từ biệt. Bằng giọng nói thâm trầm từ hòa êm nhẹ, Ngài dạy: “Nay ông đi du học. Ráng cố gắngPhật phápsau nầy trên vai Đức-Niệm đó. Ngày ông về sẽ không còn tôi nữa!” Ngài chỉ nói vỏn vẹn bấy nhiêu, rồi im lặng! Tôi quỳ đợi Ngài dạy tiếp, nhưng không được nghe thêm một lời nào. Ngài ngồi trong dáng vẻ trầm tư như một thiền sư nhập định. Tôi nhè nhẹ đảnh lễ rồi lặng lẽ từ tạ, và người thị giả của Ngài nhè nhẹ đưa tôi ra cửa liêu, khe khẽ nói: “Chúc thầy đi mạnh giỏithành công sớm trở về phụng sự đạo pháp”. Các bậc thầy tôi, Hòa-Thượng Thích-Thiện-Hòa dạy: “Nay thầy (chỉ tôi) có dịp đi du học, dù sống ở đâu, hoàn cảnh nào, thầy nên nhớ tưởng niệm Phật. Trước khi nằm xuống ngủ, nhớ tụng biến Đại-Bi và Bát-Nhã Tâm-Kinh”. Hòa-Thượng Thiện-Hoa vỗ nhẹ vào vai tôi như vỗ vềan ủi, khích lệ. Người nở nụ cười Di-Lặc hỷ xả căn dặn: “Thầy Đức-Niệm! Tôi hy vọng thầy khi ra đi như lúc về, chiếc áo tràngvẫn còn mặc trên vai. Con thuyền Đạo Pháp ngày mai thầy có trách nhiệm lèo lái đó”. Các bạn đồng tuchúc tôi sớm gặt hái thành quả tốt đẹp hẹn ngày tái ngộ.

Nhưng mười ba mùa Vu-Lan trôi qua, đã bao lần hy vọng theo nhịp tim bóp thắt, với những tin tức đau buồn của một quê hương hết triền miên trong bom đạn lại tiếp chìm đắm trong áp bức đói nghèo, lòng vẫn hy vọng theo thời gian bốn mùa luân lưu, mà chưa một lần hội ngộ thầy xưa bạn cũ. Giờ đây trên đường chân lý đã vắng bóng các bậc thầy tôi! Các Ngài đã ra người thiên cổ, đã nhập vào thế giới bản thể thường nhiên Niết-Bàn. Các bạn tôi, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước đổi chủhằng ngàytừng giờ họ phải đứng ngồi trên lửa đỏ vô thần đốt thiêu tinh thần cân não. Đời sống nâu sồng khó giữ được bình an. Rồi với thời gian và hoàn cảnh bức bách, mỗi người mỗi ngã, làm tan rã đời sống tu hành. Đàn chim Việt cũng tản mát ly hương ra đi tìm đất lành tự doTrạng huống điêu tàn như lá vàng rơi rụng trước gió chiều thu. Có ai biết cho tôi ngày nay trên con đường hành đạo vắng thầy thiếu bạn, vắng cả thanh khí ấm cúng của quê hương.

Ngày nay quê hương được tiếng là đất nước thống nhất hết chiến tranh mà không được thanh bình, khắp non sông hiển lộ nguyên hình một quê hương nghèo đói, băng hoại đổ nát, vườn không nhà trống, dưới tập đoàn thống trị luật rừng bất công gian ác lạc hậu, quen thói rừng rú nói láo dối gạt tuyên truyền. Chốn thiền đường, chùa viện vắng bóng chư Tăng! Chùa biến thành công sở, kho chứa, xưởng đẻ, nhà hát, phát xuất từ sự lãnh đạo đỉnh cao trí tuệ rừng rú! Hàng tín chúng phải khó khăn lách qua những cặp mắt cú vọ của công an bộ đội, đạp lên gai góc mới lẻn được đi vào bên trong chùa để âm thầm lễ bái cầu nguyện, với thân hình gầy ốm bịnh hoạn run sợ, hầu mong tìm lại kỷ niệm an ủi tinh thần nơi niềm tin. Trên điện Phật nhang đèn lạnh tanh, thỉnh thoảng các chú thằn lằn, rắn mối cắc kè, từ trong những kẽ hiên ngói đầu cột lén nhẹ bò ra với lớp da sần sùi bọc lấy bộ xương cử động, trương đôi tròng mắt mờ đục mất thần sắc vì thiếu ăn khiếp sợ, hình như cố tìm xem thử có phải người quen, thầy xưa, đạo hữu cũ trở về chăng! Trong dáng rụt rè, có lẽ các chú nầy cũng e sợ bị bắt làm thịt, bị cải tạo, đưa đi kinh tế mới, hoặc bị áp bức thi hành nghĩa vụ ở biên giới Việt, Trung, Miên, Lào.

Quê hương não nề thế đó. Còn ở đất khách quê người nầy có gì lạ không nhỉ? Kinh Phật dạy: Chánh báo thế nào thì y báo thế đó. Hình cong thì bóng quẹo, hình thẳng thì bóng ngay. Kiếp tha hương sống nương nhờ đất khách quê người, nên chùa viện, nơi tôn thờ tín ngưỡng niềm tin cũng theo đó mà tạm bợ tùy duyên với đủ hình thái “cải gia vi tự”. Nhà thì hằng tháng phải lo chạy nợ, trả suốt mấy mươi năm. Nơi xứ Bắc-cu-lư-châu nầy, ngày ngày mọi người đều phải ra sức lao lực lao tim, lao óc, để rồi bị đốt cháy tiêu mòn trong dẫy đầy hưởng thụ vật chất, nhưng thiếu vắng tình người, khô khan tình thương. Một xứ không có công dân giáo dục, thiếu quan niệm tinh thần đạo đức, không xây dựng đời sống con người trên luân lý. Tất cả sinh hoạt đều bị ràng buộc chặt chẽ bởi luật pháp, bằng sức mạnhđồng tiền và cá nhân ích kỷ. Tất cả cuộc sống đều được bao bọc và thẩm thấu trong ý niệm lợi kỷ cá nhân và hưởng thụ.

Ở quê hương Việt-Nam, ngôi chùa được xây dựng lên là một niềm hân hoan, một nguồn hạnh phúc, bao nỗi vui mừng đem đến cho người dân nơi đó. Nhưng ở đây tạo lên một ngôi chùa là cả một vấn đềkhó khăn, phải nhận lấy đủ thứ rắc rối về luật pháp, khó khăn về tiền bạc và nhân sự. Ở xứ nầy, tạo chùa là bao nỗi e ngại phập phồng lo sợ sự kiện tụng, tố cáobực tức, thù hận của những người dân bản xứ lân cận. Nên nhiều khi chùa không dám công khai hoạt động. Mạng sống của ngôi chùa thật quá mỏng manh như sự mong manh của đời sống người tha hương tỵ nạn. Tiếng chuông chùa vang vọng ngân nga hôm sớm đối với người dân nước Việt là sự nhắc nhở an ủi vỗ về để sống lại với nội tâm yên tĩnh. Tiếng chuông chùa đối với người trần thế là báo hiếu một ngày đã tàn một đời sắp xế, như thầm cảnh tỉnh người người nên hồi đầu về nẻo thiện. Nhưng tiếng chuông chùa đối với người dân xứ nầy, xứ dẫy đầy vật chất, họ cảm nghe như tiếng búa đập vào đầu, như kim đâm vào óc. Nghe tiếng chuôngchùa họ thấy nhức nhối, bực bội oán hờn. Lời kinh cầu nguyện trầm hùng hòa lẫn trong khói trầm hương quyện tỏa làm cho lòng người thanh thoát nhẹ nhàng. Nhưng đối với người dân bản xứ, họ cho là ồn náo. Chỉ có nhạc kích động, nhạc nhảy là thấm vào tim óc họ, thích hợp với họ. Đem cây Bồ-Đề trồng trên đất thánh giá nào phải dễ gì!? Ở đây tự do trong luật pháp. Mọi sinh hoạt, mọi tâm niệm trong đời sống con người đều có máy điện tử ghi, không phải tự ý tự do làm gì cũng được.

Nhớ lại ngày xưa, khi còn học kinh, các thầy tôi giảng dạy về xứ Bắc-cu-lư-châu là xứ của loài chúng sanh A-tu-la, thuộc tứ ác thú (địa ngụcngạ quỷsúc sanh, a-tu-la) một trong mười bốn cõi của trời Dục-giới. Chúng sanh trong xứ A-tu-la nầy ngày ngày chỉ biết đấu tranh vì tham ngũ dục, không chú trọng luân thường đạo lý. Họ nhiều sân hận si mê thiếu tình thươngPhải chăng xứ tôi đang tạm sống kiếp khách trần tha hương đây cũng là xứ A-tu-la?
Đã hơn mười ba năm trôi qua! Mười ba năm với bao kỷ niệm thăng trầm đau thương trên đường hành đạo trong cõi đời ngũ trượcCha mẹ tôi đã sớm qua đời, khi tôi còn thơ dại ở cái tuổi làm sa di hầu thầy học đạo. Ngày nay song thân đã khuất bóng. Bạn đồng hành cũng thưa thớt xa vắng dần sau ngày vận nước tang thương 30-4-1975. Dưới ánh trăng rằm tháng bảy Vu-Lan, trong làn hương quyện tỏa, một mình tĩnh tâm ngồi dưới tàng cây cổ thụ trong vườn thiền Phật-Học-Viện, trước tượng Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát lộ thiên, tôi thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ, đấng đã sanh thành dưỡng dục tôi có được cái thân nầy, được siêu sanh lạc quốc. Nhờ cha mẹ cho tôi cái thân mà ngày nay tôi dùng cái thân nầy hành đạo. Tôi tận lực vận dụng hết khả năng của nó vào công cuộc hoằng phápduy trì và phát triển văn hóa đạo đức. Tôi nguyện đời đời giữ vững niềm tin chánh pháp. Các bậc thầy dạy tôi có khối óc cao thượng, kiến thức đạo đức; các anh linh tử sĩ đã hy sinh bỏ mình cho đại nghĩa; các thiện tín đàn na thí chủ; các thiện tri thức bằng hữu, tất cả kẻ còn người mất, tôi đều hồi hướng công đức nguyện cầu để các vị được trọn hưởng an lành trong cảnh tĩnh giải thoát.

Giờ đây, nơi đất khách quê người, tôi thành tâm xin nguyện hồn thiêng đất nước chứng tri tấc dạ chí thành. Kính lạy đức Mục-Kiền-Liên tôn-giả, người con hiếu hạnh muôn thuởmở lòng từ bi chứng minhlòng thành của con, một người thiếu duyên bạc phước sanh trong thời mạt pháp, sanh ra đời không nhằm thời, chỉ còn biết nguyện theo gót chân Phật, học theo gương hiếu hạnh của tôn giả là yêu đạo, thương đời, tận dụng hết khả năng và hoàn cảnh để tu hành, và hoằng dương chánh pháp với tâm nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh, hầu mong báo đáp ân sâu nghĩa nặng trong bốn ân sâu dày.

Tôi chắp tay dâng trọn tâm thành hướng vọng quê hương cầu mong chư Phật gia hộ, hồn thiêng sông núi Việt-Nam phò trì cho xứ sở sớm phục hồi sinh khí thanh bình, để cho đồng bào tôi có dịp sống lạinhững mùa Vu-Lan linh thiêng huyền diệu êm đềm tự do an lạc của những năm xưa cũ. Ân cha mẹchưa trả thì nợ nước non chưa tròn. Ân chưa trả, nợ chưa tròn, thì còn lý do gì để gọi là ái quốc thương dâ n?

Ân cha nghĩa mẹ chưa tròn
Làm sao nói chuyện nước non ân tình
Mẹ cha người tạo ra mình
Lại đi cuồng vọng thần linh mơ hồ.

 

 

Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Email *
Tiêu đề *
Nội dung
Nhập các ký tự bên cạnh vào đây:
Trang: [1]2 3 4 5 6 7 8 9 10 » Trang cuối
Xem nhiều Phản hồi nhiều nhất
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Quảng Cáo
Thông tin truy cập