Trường được dìu dắt bởi một “ông thầy” gần “thất thập cổ lai hi” bị khuyết tật bẩm sinh đầy lòng trắc ẩn, tận tâm 24/7/365 cùng các con. Các bậc phụ huynh và giáo viên gọi ông một cách thân kính: thầy tổ Tuệ Tâm.
Điều kỳ diệu nhất mà thầy và trò nhà trường này tạo ra, đó là sự dịch chuyển tâm thế và số phận. Cụ thể là thế này, những em nhỏ không bình thường, không được các nhà trường bình thường tiếp nhận, và gia đình các em cũng không quản lý nổi thì đều được đưa tới trường Hoa Xuyến Chi. Những em nhỏ bị bệnh viện hoặc các cơ sở điều trị tâm lý coi là bệnh thần kinh, phải chữa chạy suốt đời, càng nhiều tuổi bệnh càng nặng hơn cũng được đưa tới trường Hoa Xuyến Chi.
Nếu như trong con mắt của người đời, hoặc bác sĩ thì các em nhỏ bất thường đó bị coi là khuyết tật, là bệnh nhân tâm thần, tự kỷ, bệnh Down…, thì ngay khi các em được ngôi trường Hoa Xuyến Chi mở rộng cánh cửa đón các em vào, các em đã dịch chuyển tâm thế: từ một bệnh nhân, trẻ khuyết tật, thành những thiên thần, những tài năng đặc biệt. Chúng ta đều hiểu rằng, tài năng xuất chúng sẽ có cách sống, cách hành động khác biệt so với người bình thường. Họ luôn vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường. Do đó, cách tiếp cận với họ, đón nhận họ cũng phải khác biệt, cần kiến tạo một môi trường sống khác biệt, phù hợp với họ. Ngôi trường Hoa Xuyến Chi không chỉ tạo ra hệ sinh thái đủ lớn để chứa đựng những tầm vóc khủng, mà còn phải kiến tạo ra những cách huấn luyện đặc thù để các tài năng nhỏ tuổi này nở hoa, đóng góp cho cộng đồng bằng chính năng lực các em có một cách tự nhiên.
Những ông chủ các trường huấn luyện đặc biệt khác, lúc đầu dè bỉu trường Hoa Xuyến Chi, không tin rằng trường này có thể dạy dỗ được những học trò đã bị nhiều nơi từ chối. Nhưng rồi họ biết tin rằng, các em nhỏ bị cả xã hội coi là gánh nặng, thương hại và có phần xa lánh đó, sau một thời gian chung sống bên nhau cùng các thầy cô trường Hoa Xuyến Chi, đã cùng nhau tạo thành một cộng đồng trẻ nhiều biệt tài khác nhau, và sống bên nhau vô cùng hạnh phúc. Một hạnh phúc trong sáng vô ngần, không bon chen, không cạnh tranh chơi xấu nhau, chỉ một lòng yêu thương và giúp nhau phát triển.
Và quả thực, những thành tích mà các em ở trường Hoa Xuyến Chi đạt được, đã khiến nhiều người hâm mộ, các em trở thành nguồn động lực, bài học tinh thần sống, thành tấm gương để những người khác nhìn vào mà phấn đấu. Nhiều trẻ tự kỷ và cả thầy tổ Tuệ Tâm được công nhận là kỷ lục gia Việt Nam, Châu Á và Thế Giới.
Các ông chủ trường khác rất ngạc nhiên, và họ cho rằng, bí quyết để trường Hoa Xuyến Chi có thể dịch chuyển trẻ khuyết tật thành tài là do đội ngũ giáo viên của trường này. Thế là họ quyết định tìm cách mua chuộc các giáo viên trường Hoa Xuyến Chi.
Những ông chủ ấy cho người tiếp cận các giáo viên trường Hoa Xuyến Chi, dùng mức lương khủng ra chào mời. Tuy nhiên, họ thất bại, không giáo viên nào bỏ trường Hoa Xuyến Chi mà đi cả. Trái lại, họ dường như làm việc 24/7/365 tại trường, chung sống cùng các học trò, đầy đam mê, hạnh phúc. Thậm chí, ngày nghỉ, lễ tết, họ cũng chỉ thay nhau trở về thăm gia đình 1 ngày, rồi háo hức trở lại trường. Thu nhập của các giáo viên trường Hoa Xuyến Chi không hề cao, có khi chỉ bằng nửa mức thu nhập của giáo viên các trường tư khác. Mặt khác, việc huấn luyện những biệt tài đầy cá tính trong trường là việc không hề dễ dàng, đòi hỏi ở giáo viên không chỉ kiến thức tâm lý, tình yêu thương cao cả, sự kiên tâm mà cần cả sức mạnh thể chất.
Các thầy cô trường Hoa Xuyến Chi luôn gắn kết với nhà trường thật keo sơn. Họ là một cơ thể đồng nhất, không thể tách rời, cùng thầy tổ Tuệ Tâm bằng khoa học thực chứng thực hiện sứ mệnh kiến tạo hệ sinh thái thiền chuyển động – Tâm dược chữa lành dịch chuyển những số phận bị người đời cho là bỏ đi, là gánh nặng cho gia đình và an sinh xã hội thành những biệt tài hữu dụng. Sứ mệnh đó không thể trao cho người khác, không thể bán-mua. Sứ mệnh đó tạo nên nguồn năng lượng trào dâng trong họ mỗi giây phút sống, trào dâng trong họ niềm hạnh phúc cống hiến, mà những người khác sẽ không thể dễ dàng hiểu và có được.
Họ đã cử người giả vờ làm sinh viên thực tập, lắp camera để “quay cóp”. Nhưng làm sao “quay cóp” được lòng trắc ẩn cái tâm, hạnh phúc của gia đình Hoa Xuyến Chi. Thầy trò Hoa Xuyến Chi cũng mong mô hình của mình được nhân rộng nhưng những người không đủ Tâm làm sao “quay cóp” được.