Nấm ăn nhựa - Giải pháp làm sạch hành tinh
Cập nhật ngày: 9/5/2021 8:52:50 AM
Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu của Yale đã phát hiện ra một vài loại nấm ăn nhựa có màu nâu nhạt, có thể sống trong môi trường có hoặc không có oxy, đặc biệt phân hủy và tiêu hóa polyurethane trước khi biến nó thành chất hữu cơ.

"Cơn ác mộng về rác thải nhựa"

Các nghiên cứu cho thấy những loại nấm có thể phân hủy nhựa trong vài tuần hoặc vài tháng, hơn nữa còn có khả năng tạo ra một loại thực phẩm giàu protein cho động vật, con người hoặc thực vật.

Vào năm 2014, dự án của Đại học Utrecht cũng đã từng chứng minh rằng một số loại nấm có thể ăn được sau khi tiêu thụ nhựa. Katharina Unger, nhà thiết kế đứng sau dự án, cho biết nấm thu được có vị "ngọt ngào với mùi hoa hồi hoặc cam thảo", trong khi kết cấu và hương vị phụ thuộc vào chủng cụ thể.

Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành để đánh giá tính áp dụng và khả thi của các loại nấm “ăn nhựa”.

Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành để đánh giá tính áp dụng và khả thi của các loại nấm “ăn nhựa”.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Rajasthan ở Ấn Độ, nấm ăn nhựa đôi khi có thể hấp thụ quá nhiều chất ô nhiễm trong sợi nấm của chúng và do đó không thể tiêu thụ được do chứa một lượng lớn chất độc. Tuy vậy, nghiên cứu loại nấm ăn nhựa có thể là giải pháp cho hai vấn đề lớn tồn tại trên thế giới hiện nay: quá tải rác thải nhựa và khan hiếm thực phẩm.

Kể từ những năm 1950, con người đã tạo ra khoảng 9 tỷ tấn nhựa, trong đó chỉ 9% được tái chế, 12% số đó bị đốt và 79% còn lại tích tụ trong các bãi chôn lấp tự nhiên hoặc trôi nổi trên bề mặt đại dương. Giữa cuộc khủng hoảng môi trường, các nhà nghiên cứu hiện đang xem xét các phương pháp để giảm thiểu rác thải nhựa. Trong đó kể đến giải pháp phát triển loại nấm có khả năng tiêu thụ polyurethane - một trong những thành phần chính trong các sản phẩm nhựa.

Nếu chúng ta có thể tìm ra cách để khai thác sức mạnh của những loại nấm ăn nhựa này thì đây có thể là chìa khóa để làm sạch hành tinh của chúng ta trong tương lai. Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được tiến hành để đánh giá tính áp dụng và khả thi của các loại nấm “ăn nhựa”.

Nhà sư Myanmar góp phần vào việc tái chế rác thải nhựa

Let's Do It Hanoi

 
Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Email *
Tiêu đề *
Nội dung
Nhập các ký tự bên cạnh vào đây:
Trang: [1]2 3 4 5 6 7 8 9 10 » Trang cuối
Xem nhiều Phản hồi nhiều nhất
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Quảng Cáo
Thông tin truy cập