Vén mây lên Ngọa Vân ngắm nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn
Cập nhật ngày: 12/26/2018 3:29:02 PM

 

 

Chùa Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

>CHIÊM NGƯỠNG NHỮNG NGÔI CHÙA VIỆT ẤN TƯỢNG

Bài liên quan

Nằm trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, TX.Đông Triều, Quảng Ninh, chùa Ngọa Vân là một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn của Thiền Phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo. Chính vì lí do này, Ngọa Vân được coi là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm.

Chùa nằm ở vị trí trung tâm sườn phía Nam của núi Bảo Đài (Nay là núi Vây Rồng), ở độ cao trung bình 588m – 644m so với mặt nước biển, tựa lưng vào núi Bảo Đài. Chùa là một cụm các công trình phân bố từ chân lên đỉnh của ngọn Ngọa Vân nơi nhân dân hiện nay quen gọi là khu Chùa đổ hay Nhà Mẫu và Bàn Cờ tiên.

Chùa Ngọa Vân nhìn từ trên cao

Chùa Ngọa Vân nhìn từ trên cao

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 5 năm 1307, Trúc Lâm Đại Sĩ (tên hiệu của Phật hoàng) đã lên tu tại một am trên đỉnh Ngọa Vân- một đỉnh cao quanh năm mây phủ nằm trên núi Bảo Đài thuộc dãy Yên Tử linh thiêng,. Ngày 1 tháng 11 năm 1308, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập niết bàn tại am Ngọc Vân (nay thuộc xã An Sinh và xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài:

Bài liên quan

Lớp thấp nhất là 15 di tích dưới chân núi như: khu rừng già Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, Thông Đàn, Đá Chồng, Ba Bậc… Những di tích này được kết nối với nhau bằng một con đường uốn lượn chạy dần lên đỉnh núi.

Lớp thứ 2 của khu di tích là chùa Ngọa Vân Trung nằm ở sườn phía Nam của núi Bảo Đài. Sau khi được trùng tu xây dựng trên nền chùa cũ vào năm 2014, Ngọa Vân Trung ngày nay là một ngôi chùa khang trang với lối kiến trúc kiểu chữ Nhị (mô phỏng kiến trúc của chùa Ngọa Vân được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng) và được tạo thành bởi hai tòa chính: Tiền đường và Hậu đường. Chùa Ngọa Vân Trung cũng được xem là khu vực trung tâm của lễ hội xuân Ngọa Vân (diễn ra từ mùng 9 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch hàng năm). Những nghi lễ quan trọng của lễ hội như lễ hội khai xuân, lễ cầu quốc thái dân an… đều được tổ chức tại chùa Ngọa Vân Trung.

Lớp thứ 3, cũng là lớp cao nhất của di tích Ngọa Vân, là nơi được người xưa ca tụng: "Vạn cổ anh linh tự/ Tứ thời cảnh sắc tân" (Dịch thơ: "Muôn thuở chùa linh ứng/ Bốn mùa cảnh sắc tươi"). Đỉnh núi huyền ảo, quanh năm mây phủ này chính là nơi còn lưu giữ được nhiều dấu tích thiêng liêng liên quan đến những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, như chùa Ngọa Vân Thượng, Am Ngọa Vân- nơi mà theo truyền thuyết, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nhập cõi niết bàn trên một tảng đá lớn trong dáng nằm sư tử, Phật hoàng Tháp- nơi lưu giữ một phần xá lị của Phật hoàng và Bàn Cờ tiên nằm trên đỉnh cao nhất, nhìn ra xung quanh là một vùng núi nơn sơn thủy hữu tình.

Hơn 2000 phật tử chùa Tân Hải (Đan Phượng, Hà Nội) đã làm lễ dâng hương và chiêm bái tại chùa Ngọa vân nhân kỷ niệm 710 Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Hơn 2000 phật tử chùa Tân Hải (Đan Phượng, Hà Nội) đã làm lễ dâng hương và chiêm bái tại chùa Ngọa vân nhân kỷ niệm 710 Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Bài liên quan

Không chỉ lưu giữ những dấu tích thiêng liêng về Phật hoàng Trần Nhân Tông, khu di tích Ngọa Vân còn là một nơi có khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ và tuyệt đẹp. Nằm trong khu vực vòng cung Đông Triều, Ngọa Vân như được bao bọc, ôm ấp bởi những ngọn núi xanh mướt, trùng trùng điệp điệp. Thảm thực vật nơi đây gần như còn nguyên vẹn với rất nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm. Đến với Ngọa Vân, người ta có dịp được chiêm người những cây thông trăm tuổi, những rừng trúc bạt ngàn.

Hành hương lên đỉnh Ngọa Vân, thắp một nén nhang chiêm bái Phật hoàng rồi bước ra sân tiền đường, cả một vùng núi non tuyệt đẹp nằm xen lẫn trong mây trắng mở ra trước mắt như một bức tranh thủy mặc. Đó là lúc con người ta như được trở về với tất cả những gì đẹp đẽ, nguyên sơ nhất trong tâm hồn. Cũng là món quà mà đất Phật Ngọa Vân ban tặng cho mỗi người.

Là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo, Ngọa Vân trở thành thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, ngay sau khi Ngài mất, tổ Pháp Loa đã cho xây dựng và mở mang Ngọa Vân. Đến nay, Ngọa Vân đã trở thành một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn trên dãy Yên Tử.

Là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo, Ngọa Vân trở thành thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, ngay sau khi Ngài mất, tổ Pháp Loa đã cho xây dựng và mở mang Ngọa Vân. Đến nay, Ngọa Vân đã trở thành một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn trên dãy Yên Tử.

Trong chuyến hành hương "Về miền đất Phật" 2018 cuối tuần qua, Đại đức Thích Quảng Hiếu cùng hơn 2000 phật tử chùa Tân Hải (Đan Phượng, Hà Nội) đã làm lễ dâng hương và chiêm bái Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Ngoạ Vân thuộc thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Đây được coi là hoạt động nghi lễ lớn với sự tham gia của nhiều người mang ý nghĩa khép lại năm đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn tại Khu di tích Chùa – am Ngọa Vân.

Thanh Tâm (Tổng hợp)
 
 
Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Email *
Tiêu đề *
Nội dung
Nhập các ký tự bên cạnh vào đây:
Trang: [1]2 3 4 5 6 7 8 9 10 » Trang cuối
Xem nhiều Phản hồi nhiều nhất
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Quảng Cáo
Thông tin truy cập