Nhưng vừa đặt chân đến sân chùa, thì gặp một sự cố tắc nghẽn. Trong đám đông ồn ã đó. Tôi bỗng gặp một cô gái ăn vận hở hang đang biện lý với một thầy chùa.
Hỏi ra được biết: Cô gái nọ ăn mặc lố lăng đến chùa dường như làm mất vẻ tôn nghiêm của chốn thiền môn, nên nhà chùa cử người đến đưa cho cô gái chiếc áo dài tay của nhà chùa để khắc phục sự lố lăng hở hang. Nhưng cô gái cự tuyệt không mặc, lại la lối trước đông người nói những lời bất kính:
- “Đến chùa để lễ chứ đâu phải để “xem” mà các người vẽ sự…”
Trước sự bất kính của cô gái nọ. Chú tiểu vẫn điềm tĩnh thuyết phục:
- "Xin cô mặc chiếc áo này vào - rồi hãy vô chùa hành lễ kẻo tổn phước…”
Cô gái vận hở hang, không những không hiểu được dụng ý tốt dẹp của nhà chùa, mà còn có ý nói “xóc” chú tiểu bất kính hơn:
- Chú tiểu, chú xuất gia lâu chưa?
Mô Phật! Chú tiểu niệm danh hiệu Phật - rồi lại kiên nhẫn cầm chiếc áo đưa cho cô gái: - “Xin cô mặc chiếc áo này vào kẻo tổn phước!”
Trước sự kiên nhẫn của chú tiểu, cô gái giật chiếc áo trong tay chú tiểu, quay quay mấy vòng vắt lên vai - rồi nhìn chú tiểu cười bỡn cợt:
- Tôi biết, chú tiểu còn non lắm! Nhưng câu này chắc là chú hiểu: “Người tu Phật cốt ở tâm hay là cốt ở hình tướng ?! "
Chú tiểu lại niệm danh hiệu Phật trả lời: “Phật tại tâm”.
Cô gái ăn vận hở hang kia lại bỡn cợt nói tiếp: “Nếu Phật tại tâm, thì sao chú lại chấp vào ăn vận bên ngoài”.
Thấy cô gái tỏ vẻ biết đôi chút về giáo lý, chú tiểu lại thuần thành kiên nhẫn nói:
- “Đúng! Phật tại tâm! Mọi thứ chỉ là phương tiện, nhưng để có Tâm và Đức sáng, thì trước hết phương tiện và con người phải đúng nghi lễ. Cô vào chùa ăn vận hở hang như thế này, cử lễ coi được sao !?”
Không kiềm chế được lòng tự ngã trần thế vốn có của mình, và ỷ vào một chút giáo lý học được. Cô gái biện hộ một lúc, rồi quyết định đòi gặp sư trụ trì cao nhất ở đây. Biết là gặp “Nữ quái”chú tiểu liền nói với cô gái:
- “ Được! Cô cứ chờ ở đây, tôi vào bạch Đại đức xem sao…”
Lát sau, chú tiểu trở lại nói với cô gái: - Đại đức đồng ý… xin mời cô đi theo lối này…
- Cốc! Cốc! Cốc.
Tiếng gõ cửa từ ngoài vọng vào. Đại đức ngồi trong tịnh thất nói vọng ra:
- Ai đó, xin mời vào! Vừa bước vô nhìn thấy Đại đức với vẻ trang nghiêm đang chờ đợi…Cô gái ăn vận hở hang vội bỏ chiếc áo mầu lam nhà chùa đang vắt trên vai xuống nền tịnh thất - rồi bạch:
- Thưa thầy, sớm nay con đến lễ chùa thì gặp chú tiểu ở đây gây khó dễ ạ...!
Mặc dù biết được sự việc bất thường do chú tiểu vừa bạch lại, nhưng Đại đức vẫn bình thản hỏi cô gái: Khó dễ là sao? Con nói ta nghe...
Cô gái lại bạch, thưa thầy, theo con hiểu: “Phật tại tâm chứ đâu phải hình tướng bên ngoài”. Thế mà các chú tiểu ở ngoài kia cứ chấp vào ăn vận, bắt con phải mặc áo kín thân ạ!..
Nghe cô gái nói xong. Đại đức khẽ cười nói:
“ Đúng! Phật tại tâm. Không chấp vào hình tướng bên ngoài”. Ta biết con cũng am hiểu một chút giáo lý nên muốn thử ta chăng…? Vậy con hãy nghe và trả lời ta đây:
- Bọt nước có phải là nước không?
- Phải! (cô gái trả lời)
- Lục căn có ứng với lục trần không?
- Ứng! (cô gái lại trả lời)
Con hiểu lục căn ứng với lục trần là thế nào?
Dạ!..cái bên ngoài cũng tác động đến cái bên trong ạ!
Chắc con nhớ câu cổ ngữ: “Y phục xứng kỳ đức”
Dạ! Cô gái cúi đầu im lặng…
- Vậy con ăn mặc hở hang lố lăng đi lễ chùa, không những tổn phước cho chính mình, mà còn làm loạn động đến chốn thiền môn, và ảnh hưởng đến người sơ tu (mới tu), vậy chú tiểu và mọi người nói không đúng sao?
Để biện minh cho tính bất cẩn của mình. “Nữ quái” vừa cất mồm nói thêm câu: Phật tại tâm... thì một tiếng hét bất ngờ vang động tịnh thất:
“- Hãy thoát y ra trước đám đông thử coi!”…(*)
- Sau lời nói và tiếng hét mầu nhiệm của Đại đức…mọi người thấy cô gái nhẹ nhàng cầm chiếc áo của nhà chùa khoác vào tấm thân hở hang - quỳ mọp dưới chân Đại đức lạy như tế sao…và lặng lẽ cúi đầu rời khỏi tịnh thất!
Chứng kiến cảnh tượng ấy, mọi người đều bái phục trí tuệ khai đạo hy hữu của Đại đức. Bởi đã làm cho “nữ quái” hợm hĩnh kia “ngộ” được lý lẽ tối thiểu để làm người.
----------------------------------------------
Chú thích: (*) Câu này dựa theo ý chuyện của một thoại đầu trong câu chuyện thiền Phật giáo Việt Nam.