Lễ Vu lan trong triết học Phật giáo và truyền thống Đạo hiếu của người Việt Nam
Cập nhật ngày: 8/16/2020 10:11:08 AM

Người Việt tiếp nhận đạo Phật không chỉ ở triết lý sâu sắc trong hệ thống giáo lý, mà còn tiếp nhận những nguyên tắc, hành vi đạo đức mang tính nhân văn cao cả. Triết lý đạo đức của lễ Vu lan đã hòa quyện với đạo hiếu của dân tộc, tạo nên nét độc đáo của đạo đức, văn hóa người Việt Nam.

Một mùa Vu lan đầy gian khó

Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo được tổ chức vào Rằm tháng Bảy Âm lịch hàng năm. Lễ Vu Lan đã hòa quyện với Đạo hiếu dân tộc Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc củng cố đạo lý uống nước nhớ nguồn, đặc biệt là việc hiếu kính đối với ông bà và cha mẹ. Lễ Vu Lan ngày nay không chỉ dừng lại là ngày lễ của tín đồ đạo Phật mà còn trở thành ngày hội của tình thương yêu con người dành cho tất cả mọi người dân Việt Nam.

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản của lễ Vu Lan trong triết lý đạo Phật, so sánh sự tương đồng với đạo hiếu của người Việt và rút ra những ý nghĩa của ngày lễ đối với xã hội ngày nay.

Ý nghĩa và cách trì tụng Kinh Vu Lan

Sự hòa trộn giữ tình yêu thương quê hương đất nước, yêu thương cha mẹ, tinh thần tôn sư trọng đạo, … của người Việt Nam với sự từ bi của đạo Phật đã góp phần xây dựng nên một xã hội trọng tình.

Sự hòa trộn giữ tình yêu thương quê hương đất nước, yêu thương cha mẹ, tinh thần tôn sư trọng đạo, … của người Việt Nam với sự từ bi của đạo Phật đã góp phần xây dựng nên một xã hội trọng tình.

Nội dung cơ bản của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo

Vu Lan (盂 蘭), là từ viết tắt của chữ Vu – Lan – Bồn (盂 蘭 盆). “Theo phép nước Tây Trúc vào ngày tự tứ của các tăng, đặt cỗ bàn linh đình, dâng cúng Phật tăng để cứu cái khổ treo ngược (đảo huyền) của người đã mất”(1). Kinh “Vu – Lan – Bồn tức là bữa tiệc cúng Phật và chư tăng để cầu phúc cho ông bà cha mẹ, cầu cho hồn người thác ở nơi âm cảnh khỏi bị treo ngược”(2). Xuất phát từ ý nghĩa đó cho thấy kinh Vu – Lan – Bồn là kinh báo hiếu được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy hàng năm. “Vu – Lan – Bồn kinh nói về ngài Mục Kiền Liên là đệ tử của đức Phật vừa đắc đạo liền nhớ tới công ơn cha mẹ. Ngài ngó xuống cõi âm thấy cha mẹ mình đang bị treo ngược vô cùng cực khổ. Ngài đem cơm xuống cho mẹ nhưng bà chẳng ăn được”(3). Bởi:

Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt,

Sợ chúng ma cướp dựt của bà.

Cơm đưa chưa tới miệng đà,

Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu.”(4)

Mục Kiều Liên hỏi đức Phật cách cứu gỡ,

Phật mới bảo rõ ràng căn cội,

Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu.

Dầu ông thần lực nhiệm mầu,

Một mình không thể ai cầu được đâu.

Do vậy, “Đức Phật dạy ngài muốn cứu vớt mẹ phải đến ngày Rằm tháng Bảy, khi có đủ chư tăng đại đức hội về làm tiệc mà cúng Phật và khoản đãi chư tăng. Dựa vào sức lành của các ngài mà siêu độ được vong linh, làm cho cha mẹ bà con hiện còn sống được thêm phúc đức”(5). Mỗi năm đến Rằm tháng Bảy, “đem trăm thức phẩm vật dâng cúng Tam Bảo thì sẽ cứu được cha mẹ của bảy đời”(6). Đức Phật khuyên các đệ tử về sau nên giữ lệ cúng Phật, Tăng trong ngày Rằm tháng Bảy để báo hiếu cha mẹ.

Ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm,

Vì lòng hiếu thảo ơn thâm phải đền.

Làm theo lời Phật dạy

Lễ cứu tế chí thành sắp đặt,

Ngõ cúng dường chư Phật chư Tăng.

Ấy là báo đáp, thù ân,

Sinh thành dưỡng dục song thân buổi đầu,

Ðệ tử Phật, lo âu gìn giữ,

Mới phải là Thích tử Thiền môn,

Vừa nghe dứt pháp Lan Bồn,

Môn sinh tứ chúng thảy đồng hỷ hoan,

Mục Liên với bốn ban Phật tử,

Nguyện một lòng tín sự phụng hành.

Đạo hiếu của con người được đề cao và nó trở thành chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Đạo hiếu của con người được đề cao và nó trở thành chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Mục Kiền Liên Bồ tát trong Kinh Vu Lan qua lăng kính của Tổ sư Minh Đăng Quang

Khi thực hiện đúng lời Phật dạy, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Từ đó về sau tín đồ Phật giáo đã duy trì gọi Rằm tháng Bảy hàng năm là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu. Theo quan niệm Phật giáo việc báo đáp đạo hiếu cho đấng sinh thành không chỉ lúc cha mẹ còn sống mà còn phải báo đáp ngay cả khi cha mẹ đã mất. “Ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả đủ cho mẹ cha”(7). Ngày lễ Vu Lan đã trở thành ngày lễ để tín đồ Phật giáo suy nghĩ về đạo lý nhân quả, chiêm nghiệm về cuộc sống, lòng hiếu thuận, sự kính trên nhường dưới…

Sự tương đồng của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo với đạo hiếu của người Việt Nam

Phật giáo truyền vào Việt Nam đã hòa quyện vào văn hoá nói chung và đạo hiếu của người Việt Nam nói riêng. Trong truyền thống của người Việt Nam rất đề cao đạo hiếu, điều đó được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau.

Sự tương đồng của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo với đạo hiếu của người Việt Nam được thể hiện ở những nét sau: (1) đối với cha mẹ lúc còn sống phận làm con phải biết kính trọng đối với đấng sinh thành. Lúc còn nhỏ phải vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, giúp cha mẹ những công việc vừa sức, lớn lên phải biết phụng dưỡng cha mẹ. (2) khi cha mẹ không còn phải biết nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục bằng cách sống tốt ở đời và tưởng nhớ đến cha mẹ bằng cách thờ cúng. Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta không chỉ biết ơn những người đang cưu mang mình mà còn phải tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất, từ những đấng sinh thành từ vô lượng kiếp đến những người có công vì nước, vì dân đã hy sinh đền nợ nước, những đồng bào tử nạn, những oan hồn không có người cúng tế chịu nhiều đau khổ nơi địa ngục.

Lễ Vu Lan mang ý nghĩa giáo dục lòng nhân ái của con người, khơi mở lòng từ bi độ lượng trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với các loài vật xung quanh.

Lễ Vu Lan mang ý nghĩa giáo dục lòng nhân ái của con người, khơi mở lòng từ bi độ lượng trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với các loài vật xung quanh.

Mùa Vu Lan dành trọn hiếu đạo với Tứ Ân

Sự hòa trộn giữ tình yêu thương quê hương đất nước, yêu thương cha mẹ, tinh thần tôn sư trọng đạo, … của người Việt Nam với sự từ bi của đạo Phật đã góp phần xây dựng nên một xã hội trọng tình. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam với giáo lý mang tính đạo đức nhân sinh cao cả của Phật giáo đã dung hợp với nền văn hóa bản địa. Đặc biệt, tinh thần hiếu nghĩa trong đạo đức Phật giáo đã hòa nhập với tinh thần hiếu nghĩa của người dân Việt Nam.

Theo truyền thống dân tộc Việt Nam thường thờ cúng ông bà tổ tiên của mình với quan niệm rằng, ông bà tổ tiên sau khi chết sẽ trở về với cội nguồn. Do vậy việc thờ cúng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đạo hiếu của người Việt Nam là kính trọng ông bà cha mẹ khi đang còn sống và kính trọng cả ông bà cha mẹ đã qua đời. Ðối với những người còn cha mẹ, phải hết lòng hiếu dưỡng, chăm sóc, không làm như vậy là bất hiếu. Và đối với người thân đã quá vãng, phải phụng thờ, giữ trai giới để cầu nguyện cho vong linh trở về cội nguồn.

Một vụ án khiến chúng ta suy nghĩ về đạo hiếu trong mùa Vu Lan

Lễ Vu Lan có ý nghĩa nhắc nhở mọi người báo hiếu cho cha mẹ.

Lễ Vu Lan có ý nghĩa nhắc nhở mọi người báo hiếu cho cha mẹ.

Ý nghĩa của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo đối với hiện nay

Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy hàng năm không chỉ dừng lại là ngày lễ của các tín đồ đạo Phật mà còn là ngày lễ của mọi người dân Việt Nam. Chính vì thế lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy hàng năm có những ý nghĩa cơ bản sau:

Thứ nhất là, lễ Vu Lan mang ý nghĩa giáo dục lòng nhân ái của con người, khơi mở lòng từ bi độ lượng trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với các loài vật xung quanh. Cùng với đạo hiếu truyền thống của dân tộc Việt Nam, “Đức Báo ân” cũng đã thấm sâu vào đời sống xã hội Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc củng cố đạo đức trong xã hội. Sự hoà quyện đó đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hoá đạo đức của người Việt Nam đó là việc hiếu kính đối với ông bà và cha mẹ. Lễ Vu Lan hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội của tình thương yêu con người. Ngày nay, ngày lễ Vu Lan đã có sức lan tỏa lớn và góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức con người. Với những ý nghĩa đó lễ Vu Lan được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia.

Lễ Vu Lan mang ý nghĩa góp phần khắc sâu vào tâm của người dân Việt Nam đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Lễ Vu Lan mang ý nghĩa góp phần khắc sâu vào tâm của người dân Việt Nam đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Nguồn gốc và ý nghĩa dâng y cúng dàng trong mùa Vu lan báo hiếu

Thứ hai, lễ Vu Lan có ý nghĩa nhắc nhở mọi người báo hiếu cho cha mẹ. Trong giáo lý đạo Phật luôn đề cao các mối quan hệ của con người trong xã hội, nổi bật nhất là mối quan hệ cha mẹ và con cái. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì Phật giáo đề cao chữ hiếu, quan điểm này tương đồng với quan điểm của dân tộc Việt Nam. Cũng giống như quan điểm đạo hiếu trong truyền thống dân tộc Việt Nam, Phật giáo cho rằng phận làm con phải báo ân cho cha mẹ khi cha mẹ còn sống.

Đạo hiếu của con người được đề cao và nó trở thành chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Trước mặt trái của nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền và lợi nhuận bằng mọi giá, đã và đang tác động tiêu cực đến lối sống, đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng thì ngày lễ Vu Lan mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngày lễ Vu Lan không chỉ dừng lại ở việc hoằng dương Phật pháp mà còn giảng giải đạo hiếu thông qua những tấm gương điển hình trong đời sống hiện thực. Việc báo hiếu của con cái đối với cha mẹ phải được thể hiện bằng những hành động thiết thực tuỳ theo sức của mình khi cha mẹ còn sống, đây là giá trị lớn nhất của ngày lễ Vu Lan.

Tiếng khóc nhớ mẹ của 4 đứa trẻ mồ côi ở Sài Gòn trong mùa Vu Lan

Thứ ba, lễ Vu Lan mang ý nghĩa góp phần khắc sâu vào tâm của người dân Việt Nam đạo lý uống nước nhớ nguồn. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, lễ Vu Lan ngày càng được tổ chức quy mô, trọng thể. Ngày lễ Vu Lan đã trở thành “ngày hội hiếu” của tín đồ phật tử và của nhân dân. Trong ngày này một số lớn người dân đến chùa để cúng, một số khác cúng ở nhà thờ họ hoặc tại nhà để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ và cho pháp giới chúng sinh. Ở các chùa còn tổ chức chương trình văn hóa, nghệ thuật Phật giáo, làm tôn vinh thêm giá trị của ngày lễ Vu Lan, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nâng cao tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân trong lòng người dân Việt Nam. Đây chính là tinh thần nhân văn cao cả trong triết lý nhân sinh của đạo Phật được người dân Việt Nam đón nhận một cách trân trọng nhất.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7/2016

CHÚ THÍCH:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học (2012), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 1546- 1547.

2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học (2012), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 1547.

3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học (2012), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 1547.

4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2010), Kinh Vu Lan và báo hiếu, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 15.

5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học (2012), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 1547.

6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học (2012), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 1547.

7. Đại tạng kinh Việt Nam (1996), Kinh Tăng Chi Bộ I, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành. Tr. 119-120.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Dũng (2015), Sự dung hợp đạo đức Phật giáo với phong tục tập quán người Nam Bộ ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 2-2015 (131), tr 26-31.

2. Võ Văn Dũng, Đỗ Thị Thuỳ Trang, Trương Thị Thạnh (2015), So sánh sự giao lưu – tiếp biến Phật giáo và phong tục tập quán ở Việt Nam và Campuchia vùng Mê-kông, Hội thảo Quốc tế, Phật giáo vùng Mê – kông: Lịch sử và hội nhập, Quyển 1, tr 382- 395.

3. Đại tạng kinh Việt Nam (1996), Kinh Tăng Chi Bộ I, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân viện nghiên cứu Phật học (2012), Từ điển Phật học Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2010), Kinh Vu Lan và báo hiếu, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

6. Thế giới Phật giáo (2000), Mười đại đệ tử Phật, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

> Xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận"Võ Văn Dũng, Nguyễn Thị Vân Anh

 
Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Email *
Tiêu đề *
Nội dung
Nhập các ký tự bên cạnh vào đây:
Trang: [1]2 3 4 5 6 7 8 9 10 » Trang cuối
Xem nhiều Phản hồi nhiều nhất
Hình ảnh hoạt động
Liên kết Website
Quảng Cáo
Thông tin truy cập